Để chuẩn bị đón đoàn công tác của UB châu Âu EC kiểm tra về chấp hành quy định về khai thác đánh bắt hải sản theo quy định IUU tại nước ta, các địa phương miền Trung đã tổ chức kiểm tra, rà soát việc chấp hành các quy định về khai thác thủy sản IUU
Xử lý tàu không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An cho thấy, bên cạnh những chuyển biến tích cực, tình hình khai thác thủy sản của ngư dân theo quy định IUU vẫn còn một số điểm cần lưu tâm, chấn chỉnh.
Đó là tỷ lệ tàu không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS của tỉnh vẫn còn cao, chênh so với số liệu của Hệ thống giám sát tàu cá quốc gia; việc thống kê sản lượng đánh bắt vẫn còn lỏng lẻo, chưa đảm bảo độ chính xác; tình trạng ngắt tín hiệu kết nối VMS khi đánh bắt ngoài khơi vẫn còn nhiều. Nhiều tàu cá nằm bờ, không đánh bắt không duy trì tín hiệu hoặc chuyển nhượng nhưng không làm thủ tục sang tên, xóa VMS trên hệ thống…
Lực lượng kiểm ngư kiểm tra giấy tờ đánh bắt của một tàu cá trên vùng biển ven bờ của tỉnh. Ảnh: Nguyễn Hải
Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh, tính đến ngày 30/9/2022, Nghệ An có 1.132/1.165 tàu cá đã lắp đặt thiết bị VMS, đạt tỷ lệ 97,17%. Tuy nhiên, trên hệ thống giám sát tàu cá, số lượng tàu cá đã lắp đặt VMS của tỉnh là 1.081 chiếc, đạt 92,79%; cùng thời điểm, tổng số tàu cá vượt qua đường ranh giới cho phép trên biển là 218 lượt tàu, số tàu cá mất kết nối VMS quá 10 ngày trên biển là 224 lượt tàu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiết bị VMS bị hỏng, hệ thống điện cung cấp cho thiết bị VMS hoạt động bị hỏng, tàu về cảng kết thúc chuyến biển nên chủ tàu tắt nguồn thiết bị, hết hạn cước thuê bao...
Qua kiểm tra, tỉnh đã xử lý đối vơi số tàu cá mất kết nối VMS quá 10 ngày, theo đó đã xử lý 200/224 lượt tàu, chưa xử lý 24 lượt tàu; đồng thời lập đoàn liên ngành để kiểm tra đánh bắt ven biển, chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và làm thủ tục ra vào cảng cá.
Tại tỉnh Hà Tĩnh có 114 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên buộc phải hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (thiết bị VMS) trước ngày 1/4/2020. Đến nay, còn 19 tàu cá của ngư dân TX Kỳ Anh và huyện Nghi Xuân vẫn chưa lắp đặt mặc dù đã “trễ hẹn” hơn 1 năm rưỡi.
TX Kỳ Anh là địa phương chiếm đại đa số tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS của toàn tỉnh với 18 tàu. Trong đó có 3 tàu nằm bờ, không hoạt động sản xuất và đang chờ bán; 15 tàu đang hoạt động sản xuất, thuộc các xã: Kỳ Ninh, Kỳ Hà và Kỳ Lợi.
Để hoàn thành mục tiêu lắp đặt thiết bị VMS trong tháng 10 năm nay, cán bộ chuyên môn của TX Kỳ Anh và các xã đang tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, tuyên truyền, vận động ngư dân.
Theo lãnh đạo TX Kỳ Anh, sau ngày 20/10/2021, đoàn công tác của TX Kỳ Anh sẽ đi kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động của các tàu cá; đồng thời, chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá không lắp đặt thiết bị VMS mà vẫn ra biển sản xuất theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP.
Tại huyện Nghi Xuân, đến thời điểm này đã hoàn thành lắp đặt 16/17 tàu, hiện còn 1 tàu cá của ngư dân Mai Văn Nhàn (xã Xuân Hội) chưa tiến hành lắp đặt. Theo ông Lê Thanh Bình – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, ngoài việc vận động ngư dân lắp đặt thiết bị VMS theo quy định, chúng tôi cũng sẽ theo dõi sát sao, kiên quyết xử phạt nếu ngư dân này ra khơi.
Ông Nguyễn Viết Hùng – Phó phòng phụ trách Phòng Khai thác thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) cho biết: “Để hoàn thành mục tiêu lắp đặt xong thiết bị VMS trước ngày 30/10/2021, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành quy định. Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với những tàu cá không thực hiện việc lắp đặt thiết bị VMS mà vẫn ra biển sản xuất. Từ đó, góp phần vào quá trình gỡ “thẻ vàng” cho Việt Nam về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp".
Tỉnh Quảng Ngãi có 2.850/3.260 tàu cá từ 15 mét trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), đạt tỷ lệ hơn 87%. Hiện, vẫn còn 410 tàu cá chưa lắp đặt thiết bị này, trong đó có 119 tàu đang hoạt động thủy sản trong tỉnh, 219 tàu hoạt động thủy sản ngoài tỉnh nhiều năm không về địa phương và 72 tàu nằm bờ không hoạt động.
Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Tỉnh đã làm việc với các địa phương quản lý chặt chẽ. Còn lại các tàu nằm bờ không lắp thiết bị VMS và các tàu ngoài tỉnh không về địa phương, chúng tôi đã nắm danh sách cụ thể gửi các địa phương trong và ngoài tỉnh phối hợp để thực hiện”
Quyết tâm chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đặc biệt là ngăn chặn tàu cá, ngư dân khai thác hải sản bất hợp pháp trên vùng biển nước ngoài đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Theo đó, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ ngư dân, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm khi đánh bắt trên biển là một trong những nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
Ngư dân Phú Yên chấp hành luật pháp trên biển ngày càng tốt hơn - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tỉnh Quảng Trị đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Tại Văn phòng IUU ở cảng cá Nam Cửa Việt, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, cán bộ của Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị luôn túc trực để giám sát vị trí tàu cá đã lắp đặt và bật thiết bị giám sát hành trình 24/24 giờ, trên màn hình máy tính.
Những tàu cá có dấu hiệu di chuyển ra vùng biển nước ngoài ngay lập tức sẽ được cán bộ Văn phòng IUU thông báo để chủ tàu cá biết và tránh vi phạm vùng biển.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đã yêu cầu các đơn vị và chính quyền địa phương, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để chống khai thác IUU gồm tăng cường tuyên truyền đến ngư dân; khẩn trương rà soát thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản, đăng ký, đăng kiểm và đánh dấu tàu cá; đẩy nhanh tiến độ nhập dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia theo quy định; sớm hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá để quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu cá của địa phương trên biển; xử lý nghiêm tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, đánh bắt sai vùng sai tuyến
Ông Nguyễn Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết hiện toàn Tỉnh có 4.108 tàu cá, trong đó có 664 tàu chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi, đã lắp đặt 636 thiết bị giám sát hành trình (đạt 96%), số tàu còn lại chủ yếu là các tàu không đủ khả năng sản xuất, chờ xử lý do nợ ngân hàng.
Từ năm 2019 đến nay, không có tàu cá nào của tỉnh Phú Yên vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản và bị bắt giữ, xử lý. Để đạt được kết quả này, tỉnh Phú Yên đã quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thường xuyên phổ biến, tuyên truyền Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến mọi tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện, thuyền trưởng, thuyền viên đi trên tàu cá.
Ông Đào Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên cho biết thêm, để ngăn chặn tàu cá của địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài, tỉnh Phú Yên đã đầu tư đầy đủ máy móc, thiết bị cần thiết cho nhiệm vụ chống khai thác IUU tại Chi cục Thủy sản, ban quản lý cảng cá, 4 văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại 4 cảng cá chỉ định.
Sau gần 5 năm, Việt Nam đã tập trung, chủ động thực hiện các hành động phù hợp với các khuyến nghị và quy định của EC về IUU để "thẻ vàng" được dỡ bỏ càng sớm càng tốt. Việt Nam đã rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường các chế tài trong Luật Thủy sản sửa đổi, các văn bản và kế hoạch hành động của chính phủ.
Tại cuộc họp trực tuyến gần đây nhất giữa Việt Nam và EC vào tháng 11/2021, các quan chức EC đã đánh giá cao những thay đổi trong luật. Đây là một trong 4 khuyến nghị chính của EC đối với Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đánh bắt IUU.
Ngoài ra, Việt Nam đã áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc, hướng tới đảm bảo số hóa quy trình giám sát và điều tiết sản phẩm thủy sản theo chuỗi giá trị phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, để được xóa tên khỏi nhóm “các quốc gia bị cảnh báo,” Việt Nam đang đối mặt rất nhiều khó khăn, trong số đó có việc theo dõi hoạt động của tàu đánh cá và số lượng tàu đánh cá vẫn ở mức cao.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.