Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 24 tháng 12 năm 2022 | 10:9

Kiên Giang đặt mục tiêu năm 2023 đạt sản lượng 116.200 tấn tôm nuôi

Tỉnh Kiên Giang tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình tôm-lúa, nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm-cua kết hợp đạt chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ASC.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, năm 2023, tỉnh phấn đấu đạt sản lượng tôm nuôi trên địa bàn đạt 116.200 tấn trở lên, tăng 7.700 tấn so kế hoạch năm 2022.

Thu hoạch tôm. (Nguồn: TTXVN)

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết ngành thủy sản xây dựng khung lịch thời vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2023 và khuyến cáo nông dân tuân thủ khung lịch thời vụ này nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của thời tiết, dịch bệnh đến nuôi tôm của tỉnh.

Đồng thời, vận động nông dân và cơ sở nuôi tôm thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết, môi trường và dịch bệnh để kịp thời ứng phó khi có tình huống bất lợi xảy ra. Chủ động áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất vụ nuôi và chất lượng sản phẩm.

Theo lịch thời vụ nuôi tôm năm 2023, đối với nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh thả giống từ tháng 1-12/2023 khi độ mặn phù hợp, kiểm soát được nguồn nước và thực hiện tốt việc cải tạo, tiêu diệt mầm bệnh giữa các vụ nuôi.

Tiếp đến, nuôi tôm sú luân canh trồng lú vùng U Minh Thượng thả giống từ tháng 1- 4/2023, thu hoạch dứt điểm vào tháng 8/2023; vùng ven sông Cái Lớn thuộc Tây sông Hậu thả giống tôm sú từ tháng 01-3/2023, thu hoạch dứt điểm vào tháng 8/2023; các huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất và thành phố Hà Tiên thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên thả giống tôm sú từ tháng 3-4/2023, thu hoạch dứt điểm trong tháng 8/2023.

Cùng với đó, nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm-rừng thả giống từ tháng 1-12/2023, căn cứ vào điều kiện thời tiết và độ mặn từng vùng lựa chọn thời điểm thả nuôi thích hợp, khuyến khích nông dân nuôi theo hình thức “thu tỉa-thả bù”, bố trí ao ương, vèo tôm giống giai đoạn đầu từ 3-4 tuần, sau đó chuyển tôm sang ao nuôi, định kỳ 1-1,5 tháng thả giống một lần và thu hoạch khi tôm đạt kích cỡ phù hợp.

Đối với tôm càng xanh nuôi xen canh với trồng lúa, thả giống từ tháng 2-7/2023, thu hoạch sau 5-6 tháng nuôi, bố trí ao ương, vèo tôm giống thời gia 2 tháng trước khi thả ra ruộng lúa.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao nhấn mạnh để nuôi tôm nước lợ an toàn và hiệu quả, Sở chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tăng cương thanh tra, kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, chất lượng thức ăn tôm, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, chất lượng tốt cung ứng cho nông dân và cơ sở nuôi tôm.

Cùng với đó, tập trung kiểm dịch tôm giống vận chuyển, chẩn đoán xét nghiệm bệnh, chủ động nguồn hóa chất khử trùng, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý, khống chế không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Ngoài ra, phối hợp với cơ quan có liên quan, các địa phương vận hành hệ thống công trình thủy lợi điều tiết nước phục vụ cho nuôi tôm, vận hành hệ thống quan trắc môi trường nước tự động, cung cấp thông tin phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Tỉnh cũng tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình tôm-lúa, nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm-cua kết hợp đạt chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ASC… ở các huyện vùng sản xuất U Minh Thượng, Tứ giác Long Xuyên và huyện Gò Quao, nhất là tăng thêm diện tích, sản lượng tôm càng xanh, cua trong mô hình nuôi kết hợp.

Kiên Giang khuyến khích triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp 2-3 giai đoạn, đồng thời tiếp tục ổn định phát triển nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình chưa có điều kiện chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

Trong năm 2022, tỉnh Kiên Giang thả nuôi tôm nước lợ, với tổng diện tích 143.352 ha, đạt 101,75% kế hoạch, tăng 4,32% soi năm 2021, gồm các loại hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi quảng canh-quảng canh cải tiến, tôm-lúa, tôm-rừng.

Sản lượng tôm nuôi đạt hơn 111.600 tấn, tăng 2,86% so kế hoạch và tăng 7,18% (tương đương tăng 3.100 tấn) so với năm 2021.

 

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top