Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 7 năm 2023 | 9:59

Làm gì để những giống cây ăn quả bản địa không "biến mất"?

Nhiều loại cây ăn quả có chất lượng và giá trị cao, là nguồn thu nhập chính cho bà con nông dân đang dần dần bị thoái hóa, biến chất, làm cho năng suất kém dân đến thu nhập của bà con giảm dần.

Để bảo tồn và gìn giữ được giống cây này rất cần các ngành chức năng có biện pháp hướng dẫn bà con nông dân bảo tồn được giống các loại cây ăn quả này.

Nam Kim đang mất dần giống chanh bản địa

Cây chanh là loại cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập chính cho người dân các xã vùng đồi ở huyện Nam Đàn có từ trên 50 năm trước, gần đây giống chanh bản địa này đang dần dần bị thoái hóa, biến chất và mất dần giống chanh này.

Theo ông Võ Văn Quang, nhà ở xóm 5, xã Nam Kim, Nam Đàn (Nghệ An) đã trồng chanh ngót nghét gần 50 năm qua, vườn chanh của ông có trên 200 gốc là nguồn thu chủ yếu để ông bà chăm sóc, nuôi dạy con cái và cho ăn học để trưởng thành.

Những cây chanh đã thoái hoá, ít quả, quả nhỏ, cằn. Ảnh: Thanh Phúc

Thế nhưng 3 năm trở lại đây, vườn chanh của ông dần dần bị thoái hóa, năng suất càng ngày càng thấp đi, nhiều gốc chanh bị héo lá và chết khô, làm cho thu nhập của gia đình ông cũng vì thế mà giảm dần không còn như trước nữa.

Ông Quang cho biết. “Trước đây mỗi năm được mùa, mỗi gốc chanh cho 60-80 kg quả, vụ trái bù vụ mùa, với giá xấp xỉ từ 5.000 đồng -10.000 đồng/kg, 200 gốc chanh cũng mang lại thu nhập khoảng 60-80 triệu đồng, bây giờ chanh chết hết chỉ còn khoảng 50 gốc thu nhập chẳng đáng là bao”.

Một số hộ gia đình khác liền kề với gia đình ông Quang cũng đang phải chặt bỏ những cây chanh bị chết khô, như hộ của anh Phạm Minh Sơn trồng 150 gốc chanh từ năm 1978 đến nay, qua nhiều lần trồng xen, dặm những cây chanh sâu bệnh thì đến cuối năm 2022, anh phải đốn bỏ toàn bộ. “Cây chanh cũng hết vòng đời của nó, giống thoái hoá nên năng suất kém. Vậy nên, gia đình phải chặt bỏ, cải tạo lại vườn và trồng mới toàn bộ”, anh Sơn cho biết.

Cách đây 3 năm diện tích trồng chanh của Nam Kim có khoảng gần 500ha, nhưng đến nay chỉ còn khoảng trên 100ha, còn lại hầu hết bị chết hoặc chặt bỏ do chanh đã bị biến chất. Điều đáng lo ngại là hiện nay, do đất thoái hoá sau nhiều năm nuôi cây nên giờ trồng mới nhưng khả năng sinh trưởng của cây chanh không mạnh như trước.

“Hiện, toàn bộ diện tích trồng mới phải mua giống chanh ghép từ nơi khác về, còn chanh gốc bản địa ở đây không chiết ghép để trồng thay thế được nữa”, ông Đặng Văn Tần, công chức nông nghiệp xã Nam Kim cho biết.

Những vườn chanh héo khô, thoái hoá ở Nam Kim, Nam Đàn. Ảnh: Thanh Phúc

Đến nay nhiều hộ dân sau khi đốn bỏ chanh và đang thử nghiệm các cây trồng mới. Nhiều vườn đồi, cây chanh đã đốn bỏ hoàn toàn, thay vào đó là những vườn cam, bưởi, nhãn, hoa thiên lý đang lên xanh. Tuy nhiên, theo những người dân trồng chanh lâu năm ở đây thì “đất đồi Nam Kim, không có cây gì có thể thay thế được cây chanh. Dù sao, cây chanh vẫn dễ chăm, ít đầu tư và cho thu nhập ổn định hơn cả”.

Trăn trở của người dân Nam Kim là làm sao bảo tồn, khôi phục được giống chanh bản địa - loại chanh vỏ dày nhưng nhiều nước, chua thanh và thơm. Bởi, ngoài giá trị kinh tế thì cây chanh còn là cây trồng gắn bó máu thịt với người dân nơi đây hơn nửa thế kỷ, mang trong đó là hồn đất, hồn làng, là văn hoá của vùng 5 Nam.

Bưởi Phúc Trạch cũng đã có thời gian “long đong”

Bưởi Phúc Trạch là loại trái cây có thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn là sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân huyện Hương Khê (Hà tĩnh). Những năm đầu thế kỷ trước, người dân trồng bưởi Phúc Trạch chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình và đưa ra chợ quê bán lấy tiền đong gạo, mua mắm, muối. Diện tích trồng bưởi chỉ tập trung ở các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, nhưng sau khoảng thời gian ngắn, loại cây này thể hiện được nhiều đặc điểm vượt trội, đặc biệt là phù hợp với thổ nhưỡng ở các xã vùng cao của huyện miền núi Hương Khê. Sau đó, diện tích tăng lên theo cấp số nhân, nới rộng sang cả các huyện Vũ Quang, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn...

Bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh khẳng định giá trị đặc sản.

Sau khi phát triển ồ ạt, bưởi Phúc Trạch bỗng chốc xuống dốc không phanh. Bưởi đồng loạt ra hoa nhưng không đậu quả, mặc dù bưởu đã được bà con nông dân chăm sóc rất kỹ càng, cây nào cũng xanh tốt. Nhưng đến chính vụ thì không có một cây nào có quả, giữa vùng “vương quốc” của bưởi cũng không bói đâu ra quả nào.

Các nhà nghiên cứu vào cuộc tìm hiểu và xác định nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch là do sự thay đổi bất thường của thời tiết; canh tác không tuân thủ quy trình và sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất; nguồn phấn hoa...

Anh Nguyễn Văn Tài (xóm 7, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê) chia sẻ: Gia đình chúng tôi đã có hơn 20 năm trồng bưởi, nhưng chưa bao giờ bưởi lại mất mùa liên tục nhiều năm liền.

Ngoài bưởi Phúc Trạch ra, trên địa bàn của huyện Vũ Quang bà con nông dân còn trồng thêm cả cam chanh. Loại cây có múi này cũng không nằm ngoài tình trạng thoái hóa giống như bưở Phúc Trạch, nhiều hộ gia đình ở đây đã phải chặt bỏ để trồng sang loại cây ăn quả khác. Tỉnh Hà Tĩnh, huyện Vũ Quang ban hành một số chính sách hỗ trợ xóa bỏ vườn tạp, xây dựng mô hình kinh tế trong xây dựng nông thôn mới thì phong trào trồng cam mới phát triển.

Cần chú trọng vào khâu chọn giống, bổ xung nguồn hữu cơ cho đất

Theo các nhà chuyên môn, để những loại cây trồng bản địa trở thành một sản phẩm chủ lực của bà con nông dân và địa phương, góp phần lớn vào việc nâng cao đời sống của bà con nông dân trước hết người sản xuất phải chú trọng đến khâu chọn giống. Chính vì người dân chưa chú trọng vào công tác chọn giống, dẫn đến nhiều diện tích cam, bưởi suy thoái trước tuổi, sâu bệnh hoành hành, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Hiện nay Hà Tĩnh không có nhiều cơ sở lớn sản xuất giống cây ăn quả có múi, việc thiếu hụt nguồn giống chất lượng đã thôi thúc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hình thành ý tưởng xã hội hóa công tác bảo tồn, sản xuất giống. Do đó Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh là đơn vị đầu tiên trên cả nước huy động nguồn lực từ cán bộ, công nhân viên đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển giống cây ăn quả có múi.

Ngoài việc lựa chọn giống, người sản xuất cần ứng dụng những phương pháp sản xuất sạch để bắt nhịp với nhu cầu, hướng tới xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả có múi ra nước ngoài. Phương pháp thực hiện có hiệu quả là thành lập tác hợp tác xã, tổ hợp tác thâm canh cam theo mô hình VietGAP, xây dựng các mô hình sản xuất “3 không” - không sử dụng giống không rõ nguồn gốc, không dùng chế phẩm hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ quả và không thúc cam ra hoa, đậu quả sớm.

Vai trò liên kết “4 nhà” (nhà nông - Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Hiện tại, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp đã vào cuộc, nhà nước đã đầu tư, tư duy sản xuất của nông dân cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tất cả đều đang ở mức độ cầm chừng, chưa có tính đột phá lớn.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng phụ thuộc vào nền đất. Tuy nhiên đất trồng bị bạc màu, thoái hóa khiến cây trồng phát triển kém, bị nhiều sâu bệnh hại tấn công, năng suất chất lượng thấp, tốn nhiều chi phí chăm sóc. Do đó, cần phải cải tạo và chăm sóc một nền đất khỏe mạnh, tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

Bổ xung chất hữu cơ cho đất trồng

Che phủ đất là biện pháp canh tác mà nhà vườn cần áp dụng ngay để có thể khôi phục lại nền đất đã bị thoái hóa, bạc màu. Nếu đất trồng không được che phủ, dưới tác động của nắng, mưa và gió khiến đất trở nên khô cằn, nén chặt, chai cứng, rửa trôi dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của các sinh vật trong đất.

Bổ xung nguồn hữu cơ cho đất để cải tạo là phân hữu cơ và các vật chất hữu cơ. Các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất cực tốt như phân chuồng (phân bò, trâu), phân ủ từ rác nhà bếp,…Các loại vật chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh (dã quỳ, cỏ lào, bèo hoa dâu, lục bình,…) xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, vỏ hạt, thân ngô đậu,..).

Các nguồn hữu cơ này sẽ giúp đất trồng tơi xốp, mềm mịn, phì nhiêu, giữ ẩm tốt. Cải thiện lại nền đất khô cứng, bạc màu, tạo cấu trúc đất thông thoáng.

Đất trồng bị bạc màu thoái hóa xuất phát từ việc canh tác chưa hợp lý của nhà vườn. Nhất là việc các vi sinh vật bị tiêu diệt bởi hóa chất diệt cỏ và các hoạt chất BVTV độc hại.

Do đó, để tái tạo lại nền đất đã bạc màu, nhà vườn cần ngưng sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc đổ các hóa chất BVTV độc hại vào đất.

Cần bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi như Chaetomium, Trichoderma, Bacillus, Actinomycetes, Saccharomyces cerevisiae, Rhodopseudomonas,…

Bảo tồn và gìn giữ những loại trái cây truyền thống của địa phương có giá trị kinh tế cao là việc làm không chỉ của bà con nông dân, của chính quyền địa phương và của các ngành chức năng. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, việc giữ những giống cây bản địa có giá trị sẽ không còn là khăn.

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top