Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 10 tháng 8 năm 2023 | 20:42

Lạng Sơn nghiên cứu xây dựng hệ thống cửa khẩu thông minh

Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu thực hiện mô hình cửa khẩu thông minh, tương ứng với phía Trung Quốc.

Theo đó, Nền tảng cửa khẩu số thực hiện số hóa hoàn toàn các thông tin khai báo của doanh nghiệp trước khi hàng hóa đến cửa khẩu. Công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị tại cửa khẩu chỉ thực hiện kiểm tra, xác nhận đăng ký, xác nhận phương tiện thực tế vào cửa khẩu và phương tiện vào địa điểm tập kết hàng hóa trên Nền tảng cửa khẩu số.

Các thông tin khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số đáp ứng được việc khai báo tờ khai điện tử để thay thế tờ khai bằng giấy như trước đây, đảm bảo tính liên tục trong các hoạt động tại cửa khẩu.

Ông Hoàng Khánh Duy - Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, bản chất của cửa khẩu thông minh là sử dụng Nền tảng cửa khẩu số. Các doanh nghiệp chỉ phải kê khai thông tin một lần và kê khai được từ bất kỳ vị trí nào, bất kỳ thời gian nào. Thời gian kê khai thông tin hàng hóa chỉ mất từ 2 - 5 phút nên rất thuận lợi. Đồng thời giúp minh bạch hóa, hạn chế các tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Hiện nay, mỗi cơ quan ở khu vực cửa khẩu như Hải quan, Biên phòng đều có các phần mềm quản lý theo chuyên ngành, nhiệm vụ được giao. Hải quan sử dụng phần mềm của Tổng cục Hải quan. Bộ đội Biên phòng sử dụng phần mềm quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Vì vậy, việc triển khai nền tảng cửa khẩu số vẫn gặp một số khó khăn trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa nền tảng với hệ thống thông tin của các bộ ngành.

Xe chở nông sản thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn.

Để chính thức triển khai Nền tảng cửa khẩu số, cần có sự liên thông, gắn kết giữa các hệ thống này để thông tin liền mạch, xuyên suốt và đồng nhất. Khi đó các cơ quan trong khu vực cửa khẩu sẽ đóng vai trò "giám sát chéo" để hạn chế tối đa các tiêu cực, thiếu minh bạch trong quá trình hoạt động của các lực lượng.

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho rằng, nền tảng cửa khẩu số cần được quản trị một cách hiệu quả nhất thông qua việc quản lý tài khoản người sử dụng. Khi đó mỗi một tài khoản được gắn với trách nhiệm cụ thể, trong thời gian tới, khi nền tảng cửa khẩu số chính thức được áp dụng, các vấn đề liên quan đến quản trị hệ thống, quản trị dữ liệu trong nền tảng cửa khẩu số sẽ được đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước đề ra.

“Vấn đề đặt ra ở đây là những chức năng nào của nền tảng cửa khẩu số sẽ thực hiện đồng bộ trên hệ thống hải quan thông minh, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng, báo cáo với các cơ quan có liên quan để làm sao chính thức hóa. Hải quan Lạng Sơn sẽ tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ, sắp xếp dây chuyền nghiệp vụ làm sao vừa vận hành hệ thống hải quan thông minh, vừa vận hành nền tảng cửa khẩu số, giúp 2 hệ thống này tương hỗ lẫn nhau, giúp cho hoạt động của Hải quan được minh bạch, rõ ràng hơn”, ông Tài cho biết.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tỉnh Lạng Sơn đã ký kết một thỏa thuận khung với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc về thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh.

Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế biên mậu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, tăng cường thông quan hàng hóa, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Quốc gia.

Nói về  về cửa khẩu thông minh, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn cho rằng, Việc triển khai cửa khẩu số là mô hình mới, làm thí điểm ở Lạng Sơn, vì vậy, muốn nhân rộng ra cả nước, muốn có 1 nền tảng cửa khẩu số hoàn chỉnh thì Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cần có chỉ đạo để nghiên cứu, xác định những nội hàm, nội dung căn bản của cửa khẩu số là gì, để trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện nền tảng để đáp ứng được yêu cầu về quản lý, yêu cầu tác nghiệp của lực lượng chức năng cũng như giải quyết được hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị Công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa Làng Cổ Phước Tích và Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

Top