Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2022 | 21:18

Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 sắp diễn ra

Ngày 25/10, Bộ Công Thương đã tổ chức họp giới thiệu và cung cấp thông tin về Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8 năm 2022.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Đỗ Thắng Hải chia sẻ, sau 19 năm hình thành và phát triển, chương trình thương hiệu quốc gia đã thu hút sự quan tâm và tạo được uy tín với doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chương trình nhằm tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện trên cả nước, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, thương hiệu quốc gia không đơn thuần là một giải thưởng, mà giống như bước khởi đầu cho một quá trình. Ở đó, doanh nghiệp cùng cơ quan quản lý chung tay xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo lập thêm giá trị cho quốc gia

Bên cạnh đó,  thương hiệu quốc gia giúp người tiêu dùng trong và ngoài nước "tăng sự nhận biết, tăng sự yêu thích với các sản phẩm Việt Nam".

Hiện sản phẩm "Made in Vietnam" có mặt tại hầu hết các nước, kể cả những thị trường khó tính. Đây là cơ sở để người tiêu dùng Việt Nam tự hào sử dụng hàng Việt Nam, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp trong nước có thêm nhiều chương trình xúc tiến hơn nữa để chinh phục người tiêu dùng nội địa. 

"Quan điểm của cơ quan quản lý là không làm thay doanh nghiệp, mà chỉ đứng ra bảo trợ, phối hợp doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm uy tín, tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường, cũng như trong lòng người tiêu dùng", Thứ trưởng Hải bày tỏ. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại buổi lễ. 

Thông qua 3 tiêu chí cốt lõi, là chất lượng, đổi mới sáng tạo và năng lực tiên phong, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, hội đồng xét duyệt đã chọn ra 172 doanh nghiệp, với 325 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022, từ hơn 1.000 hồ sơ xét duyệt ban đầu. So với năm trước, cả nước có thêm 48 doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam, tăng 38,7% so với kỳ xét chọn năm 2020.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhận xét: "Sự tăng trưởng này là minh chứng cho sức hút và tầm ảnh hưởng của chương trình đối với doanh nghiệp trong việc xúc tiến xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, cũng như phát triển thị trường nội địa".

Thương hiệu quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham gia Chương trình là một quá trình để doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất, kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua bộ tiêu chí của chương trình.

Ngoài ra, một điểm mới của kỳ xét duyệt chính là sự góp mặt lần đầu của một số thương hiệu có tiếng trên thị trường với những sản phẩm, dịch vụ mới mẻ, làm nên sự đa dạng và tăng thêm tính cạnh tranh cao cho chương trình. Trong đó có Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm - thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực bưu chính.

Tại buổi họp báo, ông Phạm Hồng Quân - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm chia sẻ, Công ty rất vinh dự khi có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong kỳ xét chọn thứ 8 năm 2022. Ông Quân cho rằng, đây là niềm tự hào của tập thể hơn 30.000 nhân viên của Giao Hàng Tiết Kiệm, đang nỗ lực mỗi ngày để xây dựng một thương hiệu Việt Nam, tuân thủ các tiêu chí "Chất lượng - Đổi mới, Sáng Tạo - Năng lực tiên phong".

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top