Hiện, dưa hấu và dưa lưới đang vào vụ thu hoạch sớm, năm nay giá dưa sớm đầu vụ có cao hơn so với năm trước. Bà con nông dân trồng dưa đang tất bật vào vụ thu hoạch.
Giá dưa cao nhưng nếu không tích cực, chủ động trong công tác xúc tiến thương mại, liên kết, kết nối với các siêu thị, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, cơ quan, để giới thiệu quảng bá tiêu thụ sản phẩm cho các mô hình, thì sẽ lại diễn ra điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
Dưa hấu sớm đầu vụ cho giá cao
Hiện nay, đang vào vụ thu hoạch dưa hấu sớm, nông dân các vùng trồng dưa ở Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Diễn Châu, Nghệ An đang thu hoạch những trà dưa hấu chín sớm. Dưa hấu đầu vụ giá bán cao, nông dân thu lãi 10-12 triệu đồng/sào.
Gia đình chị Nguyễn Thị Xuyến (xã Thượng Tân Lộc, Nam Đàn) trồng 2 sào dưa hấu sớm đang bán ra thị trường hơn 3 tạ dưa hấu. Giá dưa đầu mùa dao động từ 6.500-8.000 đồng/kg, gia đình chị thu về hơn 25 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 20 triệu đồng.
Nông dân xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn) phấn khởi khi dưa hấu đầu mùa được giá. Ảnh: T.P
Vụ dưa năm nay, toàn xã Thượng Tân Lộc trồng 195ha dưa hấu, trong đó, có 70ha dưa hấu trồng sớm hơn dưa chính vụ 20 ngày. Do đó, từ giữa tháng 5, các trà dưa sớm đã cho thu hoạch.
Những ngày này, trên cánh đồng dưa xã Diễn Thịnh (Diễn Châu), nông dân cũng đang khẩn trương thu hoạch 4ha dưa hấu chín sớm.
Năng suất dưa chín sớm thấp hơn dưa chính vụ (chỉ đạt 1,5-1,7 tấn/sào) do dưa bị bệnh bọ phấn trắng. Bù lại, dưa thu hoạch sớm nên dễ bán và giá bán cũng cao hơn dưa chính vụ nên bà con rất phấn khởi khi có nguồn thu khá. Trung bình mỗi sào dưa, trừ chi phí, người dân có lãi từ 10-12 triệu đồng, so với các loại cây trồng khác thì cây dưa có thu nhập vượt trội trên cùng đơn vị diện tích.
Nghĩa Đàn được coi là “thủ phủ” dưa hấu Nghệ An với diện tích toàn huyện lên đến trên 500ha. Theo đánh giá của những người trồng dưa Nghĩa Đàn, dưa hấu đầu vụ được mùa, được giá. Với năng suất khoảng 23 - 25 tấn/ha, giá bán tại ruộng 6.000-7.000 đồng/kg, mỗi hecta trồng dưa hấu, người dân có lãi từ 60 - 70 triệu đồng.
Dưa lưới cũng cho nông dân lãi lớn
Dưa lưới có nguồn từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống cây này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt hơn, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loại trái to và ngọt. Dưa lưới sinh trưởng khỏe, khả năng phân nhánh nhiều và thích nghi tốt với những điều kiện nhiệt đới như ở Việt Nam. Dưa lưới là một trong nhưng loại trái cây được ưa chuộng khi hè đến bởi hương vị thanh mát và ngon ngọt.
Với thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn, dưa lưới hoàn toàn thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam, vì thế rất nhiều mô hình trồng dưa lưới thành công cho giá trị kinh tế rất cao đối với người nông dân.
Là một huyện đang trên đà xây dựng NTM, vì thế, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều mô hình sản xuất rau, củ, quả trong nhà lưới mang lại hiệu quả cao. Anh Lê Xuân Hải - chủ nhà lưới ở xóm 6, xã Xuân Thành cho biết, đầu năm 2021, được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, gia đình anh đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính với diện tích 3.000 m2;
Anh Hải cho biết, gia đình anh xây dựng khu vực trồng dưa lưới gồm 3 nhà kính, mỗi nhà có diện tích 300 m2, bằng cách trồng gối vụ, nên tháng nào cũng có thu hoạch 2 – 3 lứa. Giá dưa từ 45.000 – 50.000 đồng/kg nên có lãi.
"Toàn bộ cây trồng trong nhà lưới được trồng trong giá thể, tưới nước bằng công nghệ Israel nên tiết kiệm chi phí đầu tư, thời gian và công sức; sản phẩm đảm bảo sạch, đẹp, nên dễ tiêu thụ", ông Lê Xuân Hải chia sẻ.
Không chỉ có gia đình anh Hải ở xã Xuân Thành, mà các xã khác như: Tăng Thành, Sơn Thành, Vĩnh Thành, Bảo Thành... mỗi xã đều có từ 1 - 2 khu nhà lưới, nhà kính để sản xuất rau, củ, quả các loại. Theo tìm hiểu được biết, dịp này các chủ nhà lưới trên địa bàn huyện Yên Thành chủ yếu trồng các loại dưa vụ xuân hè và hè thu, được thị trường ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lãnh đạo thị xã Cửa Lò thăm mô hình dưa lưới nhà màng. Ảnh: Phú Hương
Nghi Hương là phường trung tâm của Thị xã Cửa Lò, những năm qua, trên địa bàn phường Nghi Hương đã có nhiều mô hình kinh tế nổi bật rõ nét. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trên địa bàn phường có hộ gia đình mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng quy mô hiện đại và bước đầu sản xuất cây trồng thành công đạt giá trị kinh tế cao, trong đó mô hình trồng dưa lưới nhà màng.
Mô hình có tổng mức đầu tư ban đầu 300 triệu đồng, được thực hiện tại hộ gia đình ông Võ Đình Thanh ở khối Điện Biên, phường Nghi Hương. Với quy mô diện tích 600 m2 nhà màng, trong vụ xuân năm nay, mô hình đã gieo trồng 1.100 cây dưa, trong đó khoảng 950 cây đảm bảo tiêu chuẩn đạt chất lượng cho thu hoạch, dự kiến năng suất đạt 1,45 tấn.
Sau gần 3 tháng trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, dưa lưới của gia đình ông Thanh phát triển tốt và bắt đầu thu hoạch. Nếu thuận lợi, mỗi ha dưa lưới Huỳnh Long sẻ đạt giá trị khoảng 600 triệu đồng/vụ, cao hơn các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.
Không chỉ có Thị xã Cửa Lò mới có mô hình trồng dưa lưới mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, ở nhiều huyện khác của tỉnh Nghệ An, cũng có rất nhiều mô hình trồng dưa lưới nhà màng hiệu quả.
Đây là thời điểm dưa lưới cho thu hoạch đầu mùa, nên có giá cao vì thế người trồng dưa lưới rất vui mừng, phấn khởi, vì sau khi trừ mọi chi phí về giống, phân bón, công chăm sóc, người nông dân cũng thu về một khoản lợi nhuận tương đối,
Phải kết nối với nhà hàng, khu du lịch để tiêu thụ sản phẩm cho bà con
Theo lãnh đạo UBND phường Nghi Hương, chính quyền phường đã kiến nghị UBND thị xã, các cấp ngành liên quan tiếp tục có cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ để kích cầu nhân dân chú trọng sản xuất, xây dựng, nhân rộng các mô hình.
Đặc biệt, đầu tư hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, các điểm đến trên địa bàn phường thành chuỗi liên kết để khi đến với Cửa Lò, du khách có thể khám phá du lịch biển kết hợp du lịch sinh thái trải nghiệm đồng quê, tham quan các mô hình, các di tích lịch sử trên địa bàn phường.
Kết nói để tiêu thụ các loại dưa vào chuỗi nhà hàng, khách sạn, khu du lịch là quan trọng
Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, Với hệ thống trên 150 nhà hàng, khách sạn trên địa bàn, du lịch phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong những tháng mùa hè, Cửa Lò rất có tiềm năng trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, du khách. Tuy nhiên, ngoài sản phẩm hải sản, đến nay Cửa Lò vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về các sản phẩm trái cây, rau xanh phục vụ phát triển du lịch. Trong khi đó, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đều rất phù hợp để sản xuất.
Nghệ An và một số tỉnh miền Trung có nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và các khu du lịch nghỉ dưỡng, tấm biển được rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn, mỗi khi về Việt Nam. Trong thời điểm nắng nong của mùa hè, nhu cầu tiêu thụ các trái cây có giá trị dinh dưỡng, giải khát như dưa hấu, dưới lưới rất cao.
Nhưng nếu không có sự kết nối từ người nông dân trồng dưa đến với các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch thì sẽ không thể tiêu thụ hết được sản lượng dưa được thu hái. Người nông dân vừa không bán hết được dưa, lại vừa bị thương lái ép giá khi vào chính vụ thu hoạch, Do đó khâu lưu thông kết nối tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, mong rằng các hệ thống kết nối tiêu thụ dưa nói riêng và các sản phẩm nông sản nói chung nên hợp tác để cùng phát triển.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…