Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 17 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2024 | 17:42

Long An đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Năm 2024 tỉnh Long An có kế hoạch chuyển đổi 8.517 ha cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Theo UBND tỉnh Long An Việc chuyển đổi này nhằm mục đích chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Cụ thể, trên tổng 8.517 ha diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Trong đó, sẽ chuyển đổi sang cây hàng năm 4.378 ha, cây lâu năm 2.025 ha và đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 89 ha.

Bênh cạnh việc tăng thu nhập cho các hộ sản xuất, UBND tỉnh Long An thông tin việc chuyển đổi nhằm thực tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực để khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững.

Việc chuyển đổi cũng góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao, phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp.

Trong năm 2024 UBND tỉnh Long An sẽ chuyển đổi 8.517 ha diện tích cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang các loại cây trồng khác kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Trong số tổng diện tích 8.517 ha được chuyển đổi, các huyện có diện tích đất chuyển đổi sang cây trồng hàng năm nhiều nhất như huyện Tân Thạnh với 1.140 ha, Tân Hưng 870 ha, Tân Trụ 640 ha, Đức Huệ 814 ha, Vĩnh Hưng 362 ha và huyện Đức Hòa gần 200 ha.

Từ diện tích đất trồng lúa chuyển đổi sang cây trồng lâu năm tập trung nhiều ở các huyện như Tân Thạnh 565 ha, Đức Huệ 276 ha, huyện Thạnh Hoá 164 ha và huyện Tân Hưng là 550 ha.

Bên cạnh đó, huyện Tân Hưng và huyện Vĩnh Hưng cũng là 2 huyện có diện tích chuyển đổi từ đất lúa sang kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa lần lượt là 20 ha và 15 ha.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải bảo đảm khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đồng thời, phục hồi lại hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết và việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với việc lựa chọn loại cây trồng, thủy sản chuyển đổi phải bám sát nhu cầu thị trường, sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, ổn định và có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.

Bên cạnh đó, phải bảo đảm phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, tập quán, kỹ thuật canh tác của nông dân và gắn với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất.

Để việc chuyển đổi diện tích cơ cấu đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác UBND tỉnh Long An yêu cầu việc thực hiện phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được phê duyệt.

 

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Lào Cai sẽ tổ chức thi “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025”

    Lào Cai sẽ tổ chức thi “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025”

    Nhằm góp phần chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực cho cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025”.

  • Bắc Giang: Nhiều vùng sản xuất tập trung cho giá trị kinh tế cao

    Bắc Giang: Nhiều vùng sản xuất tập trung cho giá trị kinh tế cao

    Từ việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành trồng trọt, chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có liên kết, giờ đây đây tỉnh Bắc Giang hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế cao.

  • Khuyến nông Yên Bình giúp nông dân nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất

    Khuyến nông Yên Bình giúp nông dân nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất

    30 năm qua, hệ thống khuyến nông Yên Bình (Yên Bái) đã nỗ lực giúp nông dân nâng cao trình độ sản xuất và hiệu quả kinh tế, tạo động lực thúc đẩy ngành nông, lâm, thủy sản trên địa bàn chuyển biến mạnh mẽ...

Top