Để tạo ra sản phẩm sạch phục vụ xuất khẩu và nâng cao lợi nhuận cho người nông dân, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đang khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà vườn nhân rộng diện tích dừa hữu cơ. Mô hình này đã kết hợp với nuôi thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.
Tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 78.000 ha dừa chuyên canh, cho sản lượng hàng năm hơn 688.000 tấn trái. Gần đây, nhờ sự chuyển giao kỹ thuật của ngành nông nghiệp, sự liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp chế biến dừa xuất khẩu đã giúp nhà vườn tỉnh Bến Tre phát triển được hơn 18.000 ha dừa hữu cơ, trong đó có 11.600 ha đạt chứng nhận đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Trái dừa hữu cơ được doanh nghiệp thu mua cao hơn trái dừa bình thường hơn 10.000 đồng/chục
Ở thời điểm này, giá dừa hữu cơ trên 70.000 đồng/chục (12 quả), cao hơn trái dừa trồng theo kiểu truyền thống 10.000 đồng/chục quả. Đặc biệt, nhà vườn tỉnh Bến Tre còn nhân rộng mô hình nuôi các loại thủy sản trong mương vườn dừa hữu cơ mà phổ biến nhất là nuôi tôm càng xanh có giá trị cộng hưởng gấp 2-3 lần.
Mương trong vườn dừa được tận dụng nuôi thủy sản
Ông Nguyễn Văn Đoàn, nông dân ở ấp 3, xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có 3 ha vườn dừa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh toàn đực chia sẻ: “Ở trên mình trồng dừa hữu cơ, ở dưới mương mình nuôi con tôm càng xanh toàn đựt. Hiệu quả đem lại rất cao, thứ nhất mình được cộng thêm tiền "khung hữu cơ”, nếu giá từ 50.000 đồng/chục quả trở xuống được cộng thêm 20%, từ 51.000 đồng/chục quả trở lên được cộng 15%. Hai khoảng thu nhập mình cộng lại tăng gấp 2-3 lần so với diện tích hiện tại, ổn định hơn”.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.