Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 2 năm 2024 | 21:17

Năm 2024, Hà Tĩnh phấn đấu trồng 8.600ha rừng tập trung

Những ngày đầu năm mới, các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung cao cho việc thực hiện mục tiêu trồng 8.600 ha rừng tập trung trong năm 2024.

Năm 2024, Hà Tĩnh có kế hoạch trồng 8.600 ha rừng tập trung, trong đó có 8.300 ha rừng sản xuất, 300 ha rừng phòng hộ và đặc dụng (hiện đã trồng được khoảng 20% tổng diện tích). Qua đó, phấn đấu đạt độ che phủ rừng trên 52%, khai thác gỗ nguyên liệu đạt 588.000 m3 và hướng tới nhiều mục tiêu quan trọng khác. Các vùng trồng rừng trọng điểm là huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang...

Theo kế hoạch, ngoài trồng cây phân tán ở khu dân cư, trong dịp Tết, các xã, thị trấn ở Hương Sơn đã trồng khoảng 39 ha rừng tập trung (77.800 cây). Địa phương này cũng đang nỗ lực quản lý tốt các vấn đề có liên quan đến công tác phát triển rừng để phấn đấu đến cuối năm toàn huyện sẽ trồng 1.295 ha keo tràm và trồng làm giàu rừng 200 ha bằng các loài cây bản địa như: lim, cồng, de, dổi mỡ...            

Hương Khê là một trong những địa phương có kế hoạch trồng nhiều diện tích rừng tập trung lớn nhất tỉnh trong năm nay. Đến thời điểm này, toàn huyện đã trồng được gần 35 nghìn cây dó trầm, keo, sao, sấu, bằng lăng, xoài...

Công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn trồng rừng sản xuất.

Năm nay, toàn huyện Hương Khê sẽ trồng 1.250 ha rừng tập trung nên ngay từ đầu năm, địa phương đã tập trung kiểm tra, giám sát quy trình về trồng rừng, khai thác rừng và hướng dẫn các hộ gia đình được giao đất, giao rừng, nhất là được giao rừng tự nhiên nghiêm túc thực hiện công tác bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng theo đúng quy định; tăng cường quản lý các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các mô hình lâm nghiệp, trồng cây phân tán, sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn...

Rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC cho năng suất, chất lượng gỗ cao.

Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: “Nhằm nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, những năm qua, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã làm “cầu nối”, hướng dẫn, vận động người dân trồng và chăm sóc rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC. Trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC không chỉ hiệu quả hơn về kinh tế mà còn mang lại những lợi ích về môi trường. Chúng tôi đang tập trung khắc phục các yếu tố khó khăn, những vấn đề còn tồn tại để nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp, quyết tâm phủ kín diện tích trồng rừng theo kế hoạch được giao. Để chủ động thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi đã xây dựng các nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, quy trình kỹ thuật, phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, quản lý Nhà nước...

Đặc biệt, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn giống gắn với tuyên truyền người dân sử dụng các loại giống chất lượng. Ngành cũng tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị sản xuất, cung ứng giống trên địa bàn thực hiện sản xuất đúng quy trình và hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thực hiện, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh về trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến khích Nhân dân và các chủ rừng khác đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật trồng rừng thâm canh, trồng đúng mật độ, lựa chọn thời vụ hợp lý, trồng rừng gỗ lớn thay thế rừng gỗ nhỏ...”.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

  • Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị Công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa Làng Cổ Phước Tích và Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch.

Top