Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 7 tháng 12 năm 2023  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2023 | 14:59

Nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường Việt Nam

Ngày 22/9, tại TP. Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hiệp hội Mía đường Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường Việt Nam”.

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm đánh giá lại thực trạng và thảo luận, đề xuất những giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mía đường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND Phú Yên phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu chào mừng tại hội thảo, ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Cây mía được xác định là một trong ba loại cây trồng chủ lực, tạo ra các sản phẩm công nghiệp chủ lực, có giá trị của địa phương trong thời gian qua. Ngành mía đường của tỉnh không chỉ đóng góp đáng kể cho ngân sách, mà còn đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trực tiếp tại các nhà máy chế biến và giải quyết việc làm gián tiếp cho hàng vạn lao động ở vùng nông thôn, miền núi; góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Các đơn vị ngành nông nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại hội thảo

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến mía đường, với tổng công suất 14.200 tấn mía/ngày, giải quyết việc làm trực tiếp, ổn định cho hơn 1.000 lao động và gián tiếp cho hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn, miền núi. Việc nghiên cứu, thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm sau mía đường được tỉnh quan tâm và quả bước đầu đạt kết tích cực. Trong đó, tỉnh đã phối hợp, đồng hành cùng Công ty TNHH KCP Việt Nam đầu tư, đưa vào hoạt động Nhà máy điện sinh khối với nguyên liệu từ bã mía, công suất giai đoạn 1 là 30MW và Công ty Cổ phần Mía đường Tuy Hòa đầu tư đưa vào hoạt động Nhà máy cồn công suất 5 triệu lít/năm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Toàn cảnh hội thảo

Theo ông Lê Tấn Hổ, diện tích mía tại Phú Yên hiện nay đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh hoạt động hết công suất, nhưng để ngành mía đường phát triển bền vững cần tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nông dân; đầu tư khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Mía từng được xem là cây xóa đói giảm nghèo của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay người trồng mía và ngành mía đường nước ta đang gặp thách thức lớn khi sức cạnh tranh còn thấp, giá mía nguyên liệu vẫn còn cao (chiếm tới 70 - 80% giá thành sản xuất đường). Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do quy hoạch, phân bổ đất đai còn manh mún, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; việc áp dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng chậm được cải thiện. Cơ chế, chính sách, công tác kiểm soát thị trường, giá cả chưa đồng bộ, chặt chẽ, còn bị ảnh hưởng lớn bởi tác động từ bên ngoài. Việc phát triển các sản phẩm sau đường chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự tạo được tác động lan tỏa sâu rộng của ngành mía đường...

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu trình bày các tham luận giới thiệu giải pháp giống nâng cao năng lực cạnh tranh mía đường Việt Nam; mô hình sản xuất giống mía sạch bệnh 3 cấp; nâng cao hiệu quả bón phân và năng suất trên cơ sở bản độ hiện trạng dinh dưỡng đất tại vùng mía An Khê; giải pháp sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho nông dân trồng mía; áp dụng công nghệ drone trên cánh đồng mía; giới thiệu hệ thống bốc hơi falling phim tự động để nâng cao năng suất và hiệu suất tại nhà máy đường An Khê…

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp còn thẳng thắn trao đổi, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện để phát triển bền vững ngành mía đường Việt Nam.

 

 

Dương Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo ở xã Nghĩa Thắng

    Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo ở xã Nghĩa Thắng

    Nguồn vốn tín dụng chính sách (của NHCSXH) đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi).

  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Bắc Giang tôn vinh 28 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023

    Bắc Giang tôn vinh 28 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023

    Ngày 6/12, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương tổ chức Hội nghị Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ 4 và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật nhà nông lần thứ 10, năm 2022-2023.

  • Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2023, Sóc Trăng có 7 chỉ tiêu vượt và 11 chỉ tiêu đạt 100% nghị quyết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước và đứng thứ 7 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

  • Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Tính đến ngày 31/10, tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) là hơn 266.000 hộ với trên 8.800 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

Top