Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 13 tháng 1 năm 2024 | 20:37

Nghệ An: Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, hiện đại

Theo Quyết định số 1059/QĐ-TTg, định hướng phát triển Ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp hiện đại, xanh, sạch...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Hôi nghị công bố quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo quy hoạch, cơ cấu lại nông nghiệp theo các nhóm sản phẩm chủ lực và vùng sinh thái của tỉnh để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến; thúc đẩy liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng của sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Tổ chức lại sản xuất, phát triển mạnh kinh tế trang trại, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác; đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Mô hình trồng nho hạ đen tại xã Diễn Phú, Diễn Châu

Quy hoạch đề ra không gian phát triển của ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Vùng đồng bằng ven biển: phát triển sản xuất, chế biến rau, trứng, thực phẩm sạch phục vụ thị trường tại chỗ và xuất khẩu; bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; tập trung phát triển khai thác hải sản xa bờ, nuôi lồng trên biển, nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP ven bờ.

Vùng núi thấp: tập trung sản xuất hàng hóa đối với các sản phẩm như cam, chè, bò sữa, bò thịt, lợn và gà; phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung, mở rộng diện tích rừng gỗ lớn, diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững gắn với công nghiệp chế biến gỗ; phát triển các hình thức nuôi kết hợp cá - lúa, thâm canh trong ao hồ nhỏ, nuôi bể các loài thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Nước mắm Hải Giang 1 (TX Cửa Lò)

Vùng núi cao: ưu tiên phát triển nông sản đặc sản, có giá trị kinh tế cao như lợn đen, gà đen, bò Mông, tỏi, gừng và các dược liệu quý; bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; phát triển rừng trồng, nhất là trồng rừng gỗ lớn, đẩy mạnh trồng mới các loài cây tre, mét hỗn giao và các loại lâm sản có giá trị khác; phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi lồng trên diện tích mặt nước các hồ đập lớn, các hồ thủy điện.

Phát triển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển; gắn phát triển kinh tế biển với việc giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tăng cường liên kết các ngành, lĩnh vực kinh tế biển; khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển; tập trung nguồn lực để xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Vườn mẫu NTM tại xã Kim Liên (huyện Nam Đàn)

Phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm như: Phát triển công nghiệp ven biển; dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics đa dạng, hiện đại; phát triển du lịch biển, đô thị ven biển; khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá; tìm kiếm, thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản biển; phát triển điện gió và điện mặt trời vùng ven biển; nghiên cứu phát triển một số ngành kinh tế biển mới phù hợp với vùng biển Nghệ An.

Phân bố không gian, bố trí quỹ đất phù hợp để phát triển bền vững, tránh xung đột lợi ích trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và phân vùng không gian dựa vào hệ sinh thái, theo chức năng sử dụng; tăng cường liên kết vùng với các địa phương ven biển và hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top