Đến hết 2023, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 31.000 ha canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó, diện tích trồng trọt trên 30.600 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 462,7 ha.
Giá trị sản xuất bình quân đạt trên 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà.
Mô hình trồng nho hạ đen tại huyện Diễn Châu ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Lưu Khuyên
Nghệ An hiện có 25 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có một số doanh nghiệp tiêu biểu như Tập đoàn TH, Vinamilk Nghệ An… Đây là những doanh nghiệp đi đầu, tạo sức lan tỏa trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An.
Đến nay, tỉnh Nghệ An có 6 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, Công ty Nafood Group là doanh nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; các doanh nghiệp còn lại, gồm Công ty TNHH Việt Úc Nghệ An, Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH, Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An, Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi Mavin, Công ty Mía đường Nasu do UBND tỉnh công nhận.
Để thực hiện có hiệu quả việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư; Rà soát, xây dựng danh mục các dự án, lĩnh vực cây, con chủ lực để thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư ứng dụng công nghệ cao liên kết với nông dân để tổ chức sản xuất nguyên liệu gắn với xây dựng các nhà máy chế biến; đẩy nhanh tiến độ triển khai khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao để thu hút đầu tư…
Tỉnh lấy doanh nghiệp làm trung tâm, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm hàng hóa có lợi thế, nhất là doanh nghiệp có năng lực tiếp cận công nghệ cao vào sản xuất.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.