Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 5 năm 2023 | 21:35

Nghệ An kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng, miền

Ngày 27/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng, miền.

Diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng, miền tại Nghệ An

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An cơ bản ổn định, một số sản phẩm chủ lực tăng trưởng khá. Giá trị tổng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp cả năm 2022 toàn ngành ước đạt 20.480,333 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 4,78%, cao nhất vùng Bắc Trung Bộ.

Cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, cuối năm 2022: Nông nghiệp 77,52%, lâm nghiệp 6,18%, ngư nghiệp 1630%. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ước đạt 47,94%.

Nhiều sản phẩm đặc trưng vùng, miền được trưng bày tại diễn đàn

Tính đến nay, toàn ngành chế biến nông, lâm, thủy sản có tổng số 14.829 cơ sở quy mô khác nhau, giải quyết việc làm bình quân từ 30.000 - 50.000 lao động thường xuyên.

Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở Nghệ An phát triển mạnh mẽ, 21/21 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đều tham gia xây dựng phát triển OCOP. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 403 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao trở lên.

Các địa phương, chủ thể tập trung xây dựng bao bì, nhãn mác, tem truy xuất sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.

Làng nghề mây tren đan và sản phẩm từ mây tre đan tại xã Long Thành (Yên Thành)

Tổ chức Diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng, miền với mục đích giới thiệu sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản của Nghệ An và các tỉnh tới các doanh nghiệp, các tập đoàn phân phối, tiêu thụ nông sản trong cả nước; xây dựng chuỗi nông sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản giữa các đơn vị sản xuất với hệ thống tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

Từ đó tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành Trung ương và sự phối hợp của các địa phương trong thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc sản; tìm kiếm cơ hội ký kết, kết nối tiêu thụ nông sản với các tập đoàn phân phối, kinh doanh, giao thương giữa các vùng, miền; cung cấp thông tin, khuyến khích mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Nghệ An.

Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở Nghệ An phát triển mạnh mẽ...

Tại diễn đàn, Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở NN&PTNT Nghệ An và Cty CPTM - DV tổng hợp WinCommerce về hợp tác thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và nâng cao hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm nông sản Nghệ An tiêu thụ trên hệ thống bán lẻ của WinCommerce...

Hết năm 2022, toàn tỉnh có 403 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao trở lên...

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Bám sát đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nguồn vốn từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc ở thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai).

  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được trên 37 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

  • An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    Hơn thập niên kể từ khi thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cùng sự nỗ lực vượt khó với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) đã có sự chuyển mình tích cực trong trong phát triển KT - XH.

  • OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Top