Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2023 | 15:18

Người phụ nữ tạo ra phân hữu cơ vi sinh, ứng dụng sản xuất nông nghiệp sạch

Thấu hiểu sự phát triển của ngành công nghiệp hoá chất và sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, chị Đỗ Thị Thúy Hà đã tiên phong tạo ra phân hữu cơ vi sinh, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp giúp mang lại hiệu quả kinh tế.

Điều này không chỉ giải bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp sạch, mà còn góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững và đảm bảo tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Chị Đỗ Thị Thuý Hà, Giám đốc HTX Đầu tư phát triển Sông Giá luôn kiểm tra nghiêm ngặt quy trình trồng dưa từ khâu chọn giống cho đến thành quả.

Phát triển phân hữu cơ vi sinh

Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ phát triển như vũ bão, trong đó chế phẩm vi sinh - chế phẩm sinh học là cốt lõi, là nền tảng. Việc sản xuất nông nghiệp bằng phân vi sinh là biện pháp tối ưu để giảm bớt  tác động xấu lên môi trường mà vẫn bảo đảm chất lượng, lương thực cho con người.

Với xu hướng phát triển nông nghiệp xanh, sạch cộng với đam mê làm nông nghiệp hữu cơ, chị Đỗ Thị Thuý Hà (SN 1976) quyết định thành lập HTX Đầu tư phát triển Sông Giá (HTX Sông Giá,  tại xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) do chị làm Giám đốc. Với phương châm hoạt động “Sạch từ Đất, chất từ Tâm”, chị Hà mong muốn dùng sức, đam mê, kinh nghiệm của bản thân để tạo ra sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, góp phần vào phát triển nông nghiệp địa phương.

Khu vực nuôi trùn quế luôn đảm bảo đủ độ ẩm, không bí và ít ánh sáng.

Sau khi thành lập, HTX Sông Giá đã xây dựng khu nuôi trùn (giun) quế tập trung 3.000m2, trong đó trại nuôi trùn với diện tích gần 350m2, còn lại là khu vực sản xuất các chế phẩm từ phân trùn... Với mục đích  tập trung vào việc thu hoạch chất mùn để sản xuất các sản phẩm phục vụ hoạt động trồng cây ăn quả ngắn ngày trong nhà lưới và khu vực ươm hoa…; đồng thời từng bước nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm sinh học từ trùn quế cung cấp ra thị trường.

Chia sẻ về quá trình sản xuất phân từ trùn quế, chị Hà nói: Xác định rõ  mục tiêu và phương châm hoạt động của HTX, ngay từ khi thành lập, tôi đã bắt tay vào quá trình làm phân hữu cơ vi sinh. HTX đã tận dụng bèo được lấy từ sông Giá, sau đó dùng máy xay ra và ủ với vi sinh, phân bò, phân lợn và rác hữu cơ. Thời gian phân huỷ 3 - 5 ngày, dùng làm thức ăn cho giun, sau khi giun ăn sẽ để lại một lớp mùn (gọi phân trùn quế). Trong phân trùn quế sẽ có trứng giun, khi bón vào đất, trứng giun ở trong môi trường mát và ẩm sẽ phát triển thành giun con. Đây là điều kiện để cải tạo, làm tươi xốp đất, cung cấp chất mùn cho đất, bởi trong quá trình canh tác, chất mùn càng ngày càng mất đi và bị bào mòn. Để trả lại lớp mùn cho đất màu mỡ thì phân trùn quế là giải pháp hữu hiệu hiện nay.

Công nhân của HTX Sông Giá cho giun trùn quế ăn.

“Bên cạnh đó, HTX có dòng phân viên trùn quế (viên tan chậm). Đây là dòng phân bón hữu cơ vi sinh được làm ra từ phân trùn quế, qua quá trình sản xuất đã tích hợp thêm dinh dưỡng hữu cơ từ dịch trùn quế và các loại vi sinh phòng trừ sâu bệnh nên sản phẩm phân viên có đầy đủ dinh dưỡng. Còn dịch trùn quế là sản phẩm thuỷ phân từ trùn quế, trong quá trình thuỷ phân phải tích hợp các loại men vi sinh phân giải đạm và các dòng vi sinh khử mùi cũng như làm tăng các hoạt chất dinh dưỡng của phân trùn quế tạo ra dòng dinh dưỡng hữu cơ giàu đạm Amino Acid”, chị Hà chia sẻ.

Hiện nay, HTX Sông Giá sản xuất ra các sản phẩm chính liên quan đến phân trùn quế gồm: Phân viên trùn quế, phân viên hữu cơ, phân trùn quế bột, phân bón nước từ dịch trùn quế cao cấp. Phân trùn quế được xếp vào loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên, giàu hàm lượng dinh dưỡng và hệ vi sinh vật phong phú, phù hợp hầu hết với các loại cây trồng.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Khi thành lập HTX Sông Giá cũng là thời điểm chị Hà thuê gần 7.000m2 và tập trung cải tạo, lắp dựng 3.500m2 nhà lưới trồng dưa Kim hoàng hậu, dưa lưới... Đồng thời xây dựng hạ tầng đường vòng quanh mô hình, gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm, khu vực trải nghiệm cho khách tham quan với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng.

Quy mô mô hình trồng dưa lớn, số tiền đầu tư không hề nhỏ, bởi vậy, chị Hà luôn áp dụng quy trình sản xuất dưa nghiêm ngặt từ khâu chọn giống đến sử dụng phân hữu cơ vi sinh; áp dụng công nghệ cao cùng hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel, phòng trừ sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học do HTX Sông Giá sản xuất…

Hết vụ dưa này, HTX gối vụ dưa khác vào sản xuất trong nhà màng, áp dụng quy trình trồng dưa công nghệ cao, sử dụng phân hữu cơ vi sinh vào sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm.

Chia sẻ về quá trình trồng dưa ứng dụng công nghệ cao  chị Hà cho hay: Để cây dưa sinh trưởng, phát triển tốt, các yếu tố  môi trường, đất, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng là thức ăn cho cây. Hiện tại, HTX Sông Giá có đầy đủ các giải pháp để tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng. HTX kiểm soát được chất lượng sản phẩm do chủ động được từ khâu chọn giống, sử dụng phân hữu cơ vi sinh vào sản xuất, dùng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh, kiểm soát  dịch bệnh ngay từ khi trồng, nên sản phẩm dưa của HTX Sông Giá được thị trường đón nhận.

Các sản phẩm phân của HTX Sông Giá tham gia trưng bày tại hội chợ của huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng.

“Làm nông nghiệp sạch lại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm khá tốt. Hiện nhu cầu sử dụng của người dân khá cao, luôn tìm kiếm sản phẩm sạch, an toàn,có lợi cho sức khoẻ nên sản phẩm của HTX sản xuất ra đến đâu hết đến đó. Doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động địa phương” , chị Hà vui vẻ cho biết thêm.

Kết quả bước đầu HTX Sông Giá đạt được đã mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Năm 2022, sản phẩm “Quả dưa Kim hoàng hậu Sông Giá” được UBND TP. Hải Phòng cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Triển khai Kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ TP. Hải Phòng đến năm 2025, mới đây, HTX Sông Giá được chọn là doanh nghiệp khoa học công nghệ của TP. Hải Phòng. Từ đây, các sản phẩm rau, củ, quả sạch ứng dụng công nghệ cao của HTX Sông Giá có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ.

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top