Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 4 năm 2023 | 10:12

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, mặc dù xuất khẩu sang thị trường này giảm 11%, đạt trên 310 triệu USD trong quý I/2023.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai, tỉnh An Giang. Ảnh (tư liệu) minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản giảm mạnh ở một số mặt hàng chủ lực: tôm chân trắng giảm 35%, cá hồi giảm 4%, bạch tuộc giảm 6%... Xuất khẩu sang Nhật Bản tăng chủ yếu là các mặt hàng hải sản khai thác: mực, cá nục, cá minh thái, cá ngừ, cá sòng tăng từ 13-88%...

Mỹ đã mất vị trí số 1 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam vì giảm mạnh nhất trong Top thị trường xuất khẩu, với mức giảm 50%, chỉ đạt khoảng 290 triệu USD.

Top 6 sản phẩm xuất khẩu chính sang Mỹ gồm: tôm chân trắng, cá ngừ, cá tra, tôm sú, cá chẽm và ghẹ đều giảm sâu từ 31 - 57%. Nhiều sản phẩm khác cũng giảm sâu như mực, cá dũa, cá trích, cá mú...

Theo VASEP, thị trường Mỹ tiêu thụ chủ yếu ở phân khúc hàng đông lạnh. Với phân khúc này Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh lớn về cả nguồn cung và giá bán với các nước khác như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia...

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong quý I đạt gần 255 triệu USD, giảm 22%. Cá tra chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc với 61%; tôm chiếm khoảng 20%, còn lại là các loài hải sản.

Xuất khẩu tôm chân trắng sang Trung Quốc giảm sâu nhất với mức giảm 50%, trước áp lực cạnh tranh lớn từ Ấn Độ và Ecuador. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sú và tôm biển tăng trưởng dương lần lượt là 29% và 119%.

Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc quý I/2023 giảm 13% đạt gần 178 triệu USD. Top 4 sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất gồm: tôm chân trắng, bạch tuộc, chả cá surimi và mực đều giảm từ 2 – 26% so với cùng kỳ.

Tín hiệu tích cực tại thị trường Hàn Quốc là một số loài hải sản xuất khẩu sang đây có tăng trưởng dương như: tôm biển tăng 26%, cá ngừ tăng gấp gần 8 lần, hải sâm tăng 51%, nghêu tăng 63%... Đáng lưu ý là xuất khẩu cá tra sang Hàn Quốc tăng 24%.

Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường tiêu thụ lớn đối với các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng của Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường cung cấp nguyên liệu hải sản cho doanh nghiệp Việt Nam gia công, chế biến để tận dụng công suất chế biến và tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Với thị trường EU, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này cũng giảm 29% trong quý I, chỉ đạt 210 triệu USD. Xuất khẩu tôm và các sản phẩm hải sản sang EU đều giảm từ 7 – 50%, riêng cá tra giữ được ổn định nhờ tăng xuất khẩu sang thị trường Đức.

VASEP nhận định, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn vì các nhà xuất khẩu ở các nước khác cũng tập trung vào thị trường này sau mở cửa.

Xuất khẩu sang các thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc khó bứt phá vì lạm phát khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và giá xuất khẩu trung bình giảm so với năm trước.

Bích Hồng (TTXVN)

https://baotintuc.vn/kinh-te/nhat-ban-la-thi-truong-xuat-khau-thuy-san-lon-nhat-cua-viet-nam-20230413150442561.htm

 

 
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top