Do ảnh hưởng của thời tiết, mưa kéo dài khiến sản xuất ngô vụ đông của bà con nông dân Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo kế hoạch thời vụ bà con nông dân địa phương này đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phủ kín dịện tích ngô vụ đông.
Ngô là cây trồng chủ lực của vụ đông tại Hà Tĩnh nhưng thời tiết đang có nhiều bất lợi khiến cho tiến độ gieo trỉa ngô vụ đông bị chậm tiến độ. Theo kế hoạch, toàn tỉnh sản xuất trên 5.500 ha ngô sinh khối và ngô lấy hạt trong vụ đông, trong đó trà ngô chủ lực (xuống giống tập trung từ ngày 5 - 30/10) có diện tích khoảng trên 4.500 ha, chiếm trên 82% tổng diện tích ngô vụ đông. Đến thời điểm này, khi khung lịch thời vụ gieo trỉa đã sắp hết nhưng tiến độ mới đạt gần 56% diện tích.
Ngô là cây trồng chủ lực của Hà Tĩnh trong sản xuất vụ đông.
Theo dự báo thời tiết, ở Hà Tĩnh từ ngày 28/10, mặc dù Hà Tĩnh sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường nhưng chủ yếu trạng thái khô nên toàn tỉnh sẽ có khoảng thời gian khá dài (khả năng từ 28/10 đến 5/11) thời tiết tốt, ngày trời nắng. Đây là điều kiện để nông dân tập trung đẩy nhanh tiến độ sản xuất ngô vụ đông.
Ông Phan Kỳ, Phó chủ tịch huyện Hương Khê cho biết, vụ đông năm nay, huyện có kế hoạch gieo trỉa khoảng 2.300 ha ngô các loại, cao hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết từ cuối tháng 9 đến nay nên số diện tích xuống giống bị chậm lại, hiện đã gieo trĩa được gần 1.000ha.
“Hương Khê là huyện có diện tích sản xuất ngô vụ đông lớn nhất tỉnh, huyện đã thành lập tổ chỉ đạo sản xuất, tiếp tục chỉ đạo các địa phương ưu tiên gieo các loại giống ngô lai chất lượng cao. Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền giống cho bà con, đồng thời chủ động cung ứng vật tư, phân bón để bà con yên tâm sản xuất, phấn đấu đến khoảng ngày 5-10/11 là hoàn thành kế hoạch sản xuất ngô vụ đông”, ông Kỳ cho biết thêm.
Thời tiết mưa nhiều khiến nhiều diện tích ngô bị ảnh hưởng và làm chậm tiến độ sản xuất ngô vụ đông.
Bà Phan Thị Lành ( xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê)cho biết, gia đình bà gieo trồng gần 5 sào ngô vụ đông, vừa tranh thủ ra đồng làm đất, trỉa hạt nhưng thời tiết hay mưa nên cũng bị gián đoạn. Nếu nắng lên thì gia đình bà tiếp tục ra đồng xuống giống số diện tích còn lại.
Còn chị Nguyễn Thị Xuân (xã Ân Phú, huyện Vũ Quang) cho biết, “ở địa phương chúng tôi, ngô là cây trồng rất thích hợp với sản xuất vụ đông nên chúng tôi vẫn cố gắng làm được tối đa các diện tích. Mong thời tiết nắng ấm lên là chúng tôi sẽ ra đồng để sản xuất”.
Nông dân Hà Tĩnh đang tập trung đẩy mạnh hoàn thành kế hoạch sản xuất ngô vụ đông.
Ở huyện Lộc Hà, dù diện tích sản xuất ngô thuộc vào nhóm ít nhất tỉnh (35 ha cả ngô lấy hạt và ngô sinh khối) nhưng thời tiết thất thường khiến địa phương vẫn chưa thể hoàn thành xuống giống. Hiện bà con đang chờ thời tiết thuận lợi hơn, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh tiến độ gieo trỉa ngô vụ đông.
Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Theo dự báo thì trong những ngày tới thời tiết ở Hà Tĩnh ổn định, có nắng. Đây là thời điểm thuận lợi để bà con nông dân toàn tỉnh tranh thủ thời gian, ưu tiên các giống ngô ngắn ngày như: MX10, HN68, HN88 để kịp thời xuống giống. Các phòng chuyên môn và các địa phương cũng theo dõi tình hình thời tiết để kịp thời động viên bà con nông dân trở lại sản xuất, hoàn thành các diện tích còn lại. Cùng với đó, đốc thúc bà con chăm sóc những diện tích đã gieo trỉa, theo dõi tình hình dịch bệnh, đặc biệt là sâu keo mùa thu, sâu xám, sâu đục bắp, bệnh đốm lá…”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.