Sau những ngày vui Xuân, đón Tết, bà con nông dân ở Hà Tĩnh nô nức xuống đồng sản xuất vụ xuân để đảm bảo đúng lịch thời vụ với hy vọng về một vụ mùa bội thu.
Sau những ngày vui Tết, đón Xuân, gia đình ông Phan Văn Hinh (thôn Đồng Sơn, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) đã tập trung ra đồng làm đất, gieo cấy lúa vụ Xuân. Vụ Xuân năm nay, gia đình ông Hinh gieo cấy 6 sào lúa. Để sản xuất đảm bảo thời vụ ông đã huy động nhân lực, gieo cấy đúng tiến độ.
Tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, thời điểm này, hơn 110 ha ruộng ở các thôn Nam Tân Dân, Đông Quang Trung, Tây Quang Trung, Tân Tùng Sơn đã hoàn thành 100% diện tích gieo cấy. Nhờ thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành cánh đồng lớn nên đã tạo thuần lợi đưa cơ giới vào sản xuất, tiến độ gieo cấy được đẩy nhanh. Quan trọng hơn, cánh đồng lớn đã tạo thuận lợi để người dân sản xuất cùng loại giống, thực hiện một quy trình chăm sóc.
Dù thời tiết rét buốt nhưng từ sáng sớm, trên các cánh đồng ở xã Kim Hoa (Hương Sơn), người dân vẫn hối hả ra đồng sản xuất vụ xuân với niềm tin và hy vọng mới.
Chị Nguyễn Thị Thu (thôn Trung Thủy, xã Kim Hoa) vui vẻ cho biết: "Gia đình tôi hiện đang huy động 4 nhân lực tất bật bừa ruộng, đắp bờ giữ nước, chuẩn bị gieo cấy lúa xuân. Vụ này, chúng tôi gieo cấy 6 sào ruộng với giống lúa ĐH12. Để bảo đảm trong khung thời vụ tốt nhất, gia đình huy động hết nhân lực để hoàn thành gieo cấy trước ngày mùng 10 tháng Giêng. Trước mắt, chúng tôi ưu tiên xuống giống các chân ruộng cao cạn, khó giữ nước”.
Do đặc thù huyện miền núi, nhiều thửa ruộng khó tiêu nước hay khó dẫn nước vào đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất của bà con xã Kim Hoa. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, người dân nơi đây vẫn khí thế ra đồng để đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ xuân.
Vụ xuân năm 2023, toàn huyện Hương Sơn phấn đấu gieo cấy 4.680 ha lúa, 2.354 ha ngô và hơn 500 ha lạc xuân. Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn huyện đang tập trung “khép kín” diện tích làm đất, nhanh tay “phủ xanh” mạ non và các loại hoa màu.
Nông dân huyện Vũ Quang ra đồng sản xuất đầu năm.
Không khí sản xuất khá tấp nập, sôi động. Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được 21.500/59.050 ha, đạt 36,5% kế hoạch. Các địa phương như: Thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân, Lộc Hà, Can Lộc… đã cơ bản hoàn thành gieo cấy các nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ 130 đến 155 ngày.
Thời vụ gieo cấy các giống chủ lực của tỉnh như: KD18, BQ, LP5, QP5, Bắc Thịnh, Hà Phát 3… đang được các địa phương và ngành chuyên môn tập trung chỉ đạo khép kín trước ngày 8/2.
Hiện, các địa phương đang chủ động bám sát địa bàn để hướng dẫn bà con gieo cấy theo khung lịch của tỉnh, thực hiện các biện pháp chăm sóc, chống rét, phòng trừ sâu bệnh cho diện tích mạ và lúa Xuân đã gieo. Cùng với đó, tập trung đẩy mạnh thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất, giúp đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, tạo khí thế mới cho bà con nông dân trong vụ sản xuất vụ Xuân.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.