Ngày Tết không thể thiếu những sản phẩm nông nghiệp như các loại rau, cây gia vị, lá gói bánh… thời điểm, bà này con nông dân các địa phương đang vào vụ thu hoạch, nhiều loại sản phẩm được giá nên người nông dân rất phấn khởi.
Hành tăm được mùa, được giá, nông dân phấn khởi
Theo lịch thu hoạch thì vào khoảng đầu tháng 2 âm lịch, cây hành tăm mới đạt độ già và vào chính vụ thu hoạch, thế nhưng hiện nay nông dân trồng hành tăm tại xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã thay nhau thu hoạch, bởi giá bán đầu mùa cao gấp 2 đếm 3 lần chính vụ. Trước đây, mỗi gia đình chỉ trồng một luống hành tăm gần nhà đủ để ăn, rồi dần dần diện tích cây hành mở rộng, có gia đình trồng 1 sào, 2 sào nhưng cũng có những hộ đầu tư trồng gần hec ta hành. Trồng hành tăm, khâu thu hoạch là vất vả nhất, nhưng nhờ kinh nghiệm trong tỉa và chăm sóc nên hiện nay việc thu hoạch hành đơn giản và mất ít thời gian hơn nhiều so với trước kia.
Gia đình chị Nguyễn Thị Ngân ở xóm Trung Tâm có gần 30 năm trong nghề trồng hành tăm ở xã Nghĩa Trung.
Chị Nguyễn Thị Ngân, ở xóm Trung Tâm xã Nghĩa Trung gắn bó với cây hành tăm đã chục năm nay, theo chị hành tăm là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, đặc biệt rất phù hợp chất đất cao cưỡng. Mùa vụ bắt đầu tháng 8 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào tháng 3 năm sau. Năm nay hành tăm được mùa bà con nông dân phấn khởi lắm, gia đình tôi làm 2 sào cây hành tăm, năm nay năng suất tăng hơn mọi năm do giống. Đầu mùa giá hành khô bán dao động từ 100 – 120 nghìn/kg; Ước tính năm nay nhà chị thu nhập được hơn 40 triệu đồng, không mất chi phí giống cây bởi giống nhà chị cất từ mùa vụ trước.
Với ưu điểm là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, rất phù hợp chất đất sỏi sạn nên người trồng hành tăm ở Nghĩa Trung rất yên tâm với giống cây này. Nhiều năm qua, người dân các xóm vùng trong đã xem hành tăm là cây trồng có thể làm giàu trên mảnh đất cằn cỏi đá. Mùa vụ bắt đầu tháng 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 âm lịch năm sau. Việc thu hoạch hành tăm cũng cần nhiều thời gian. Nhà đông người, mỗi ngày thu hoạch được 60 - 70 kg. Hành củ đưa ngoài đồng về phải được nhặt sạch rác, rễ. Hành chưa đủ độ già, rễ còn tươi nên việc làm sạch sẽ lâu hơn. Bù lại, người trồng hành không phải vất vả tìm mối tiêu thụ mà có người đến tận nhà thu mua. Hành tăm được tư thương ở các huyện lân cận vào thu mua đưa đi tiêu thụ ở tận các thành phố lớn như: Vinh, Hà Nội
Hành tăm được mùa, được giá, mỗi sào hành cho thu hoạch 2,5-3 tạ với giá bán hành khô hiện nay từ 100 – 120 nghìn/kg. Tính trung bình, mỗi sào hành, sau khi trừ các chi phí, cũng thu về 13 - 15 triệu đồng.
"Cây hành tăm được trồng nhiều trên địa bàn xã với hơn 10ha. Nhận thấy hành tăm là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp, chúng tôi cũng rất kỳ vọng diện tích trồng loại cây này sẽ ngày càng tăng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương" - ông Đinh Trọng Tài, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung trao đổi.
Hái ra tiền với loại lá làm ra những chiếc bánh cổ truyền
Người dân thôn Vĩnh Phúc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch lá dong mùa Tết. Loại lá làm nên chiếc bánh chưng truyền thống giúp các chủ vườn dịp này có thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Người dân bắt đầu đi cắt lá dong để chuyển bán (ảnh Báo Dân trí)
Thôn Vĩnh Phúc, xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ được biết đến là "thủ phủ" trồng lá dong lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích hơn 10ha. Toàn thôn 150 hộ thì có trên 80 hộ trồng loại cây này. Hộ ít nhất có khoảng 300m2 trồng lá dong, hộ nhiều lên đến hàng nghìn m2.
Lá dong là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm bón. Dịp giáp Tết Nguyên đán, người dân khắp nơi có nhu cầu sử dụng lượng lớn lá dong để gói bánh chưng, bánh tét... Đó là những loại bánh truyền thống được xem như "linh hồn" của Tết Việt.
Dịp cận Tết là thời gian các hộ dân thôn Vĩnh Phúc vào vụ thu hoạch. Cây lá dong lúc này đã cao khoảng 1-3m.
Bà Chu Thị Hoài (50 tuổi) cũng đang tất bật với việc thu hoạch lá dong. Với diện tích 2 sào, gia đình bà năm nay sẽ thu được khoảng 30.000 lá. "Năm nay giá lá dong thấp hơn các năm trước. Tùy theo mức độ to, đẹp của phiến lá, giá bán dao động 35.000-60.000 đồng/bó 100 lá", bà Hoài nói.
Sau khi thu hoạch, lá dong được xếp cẩn thận, cột thành từng bó rồi vận chuyển về nhà. Vụ Tết Nguyên đán, người dân thôn Vĩnh Phúc có thu nhập trung bình mỗi hộ từ 10 - 20 triệu đồng nhờ bán lá dong.
Theo nhiều người dân, cây lá dong có thể thu hoạch 3 vụ/năm nhưng khai thác dày như vậy sẽ khiến cây cho lá nhỏ, không đẹp. Để giữ thương hiệu, đa số người dân thôn Vĩnh Phúc chỉ thu hoạch mỗi năm một lần vào dịp Tết Nguyên đán. Lá dong nơi đây được khách hàng ưa chuộng nhờ phiến to, màu xanh đẹp, dễ gói bánh.
Trái ngược lại với người nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh đang phấn khởi thu hoạch sản phẩm nông nghiệp khi có giá bán ngoài thị trường đang cao, bà con trồng hoa ở Quảng bình lại đang lo mất Tết vì hoa nở muộn
Hoa nở muộn, người trồng lo mất Tết
Thời tiết se lạnh, ít nắng khiến phần lớn diện tích hoa gieo trồng vụ Tết tại Quảng Bình đến nay vẫn chưa kịp bung nụ. Nông dân như “ngồi trên đống lửa” vì Tết Nguyên đán đã cận kề.
Toàn tỉnh Quảng Bình có 3 vựa hoa lớn tại huyện Bố Trạch, Lệ Thủy và thị xã Ba Đồn với diện tích trên 130ha. Năm nay, người dân chủ yếu trồng các loại hoa cúc, hoa ly, lay ơn và một số loại hoa màu khác để phục vụ thị trường Tết. Với người trồng hoa, Tết Nguyên đán được xem là vụ mùa quan trọng và đáng mong chờ nhất trong năm, quyết định sự ấm no, sung túc dịp “Tết đến xuân về”.
Gia đình chị Ngô Thị Tiện (SN 1975, ở TDP Trường Sơn, phường Quảng Long) gieo trồng hơn 30.000 cây hoa các loại trên diện tích 3 sào ruộng để phục vụ Tết Nguyên đán, tuy nhiên đến thời điểm này, tỷ lệ hoa nở đúng dịp chỉ mới đạt trên 40%. Dù đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trồng, “ăn, ngủ” cùng hoa, nhưng thời tiết không ủng hộ khiến chị rất lo lắng.
“Những năm trước, phần lớn diện tích hoa đã bung nụ khoe sắc và được nhiều thương lái đến hỏi mua, nhưng năm nay, dù Tết đã cận kề nhưng hoa nở muộn nên chúng tôi vẫn phải tích cực ra đồng chăm sóc, kích thích hoa với hy vọng hoa nở đúng dịp để kịp phục vụ Tết” - chị Tiện nói.
Tương tự, ông Nguyễn Anh Dũng (SN 1960, ở TDP Trường Sơn, phường Quảng Long) chia sẻ, thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của vụ mùa hoa Tết. Do thời tiết năm nay thất thường, hầu hết các loại hoa nở muộn nên đòi hỏi người trồng phải tốn rất nhiều công sức, kỹ thuật để chăm sóc hoa.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình Mai Văn Minh cho biết, năm nay ảnh hưởng không khí lạnh kéo dài, hoa không nở đúng vào trong dịp Tết, nguy cơ gây thiệt hại cho nông dân.
“Nhằm đảm bảo hoa nở đúng vụ, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại cho người dân, ngành nông nghiệp địa phương đã và đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật thúc đẩy quá trình phát triển của hoa, để hoa nở đúng thời điểm” - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình thông tin.
Nông nghiệp của nước ta vẫn chủ yếu hoàn toàn dựa vào “mưa thuận. gió hòa” chứ chưa thể điều chỉnh được thiên nhiên, vì thế việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một việc hết sức quan trọng và cần thiết, để người nông dân không còn phải cảnh lo âu, thấp thỏm khi “được mùa mất giá” như hiện nay.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.