Theo đánh giá của tỉnh Quảng Nam, trong 9 tháng năm 2024, năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá; chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá trị tăng thêm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,32 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế.
Ngày 9/10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm quý IV-2024.
Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Quảng Nam tham dự họp báo
Kinh tế Quảng Nam vượt qua ngưỡng tăng trưởng âm
Thông tin tại họp báo, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng ấn tượng, kéo kinh tế của tỉnh 9 tháng năm 2024 thoát hoàn toàn khỏi ngưỡng tăng trưởng âm.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng Quảng Nam thông tin tại buổi họp báo.
Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính 9 tháng tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023; riêng quý 3 tăng 12,7%. Quy mô nền kinh tế tỉnh đạt gần 91.000 tỷ đồng, mở rộng gần 8.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp - xây dựng mở rộng hơn 3.700 tỷ đồng; tiếp đến là khu vực dịch vụ 2.600 tỷ đồng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản gần 971 tỷ đồng; thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm 642 tỷ đồng.
Quảng Nam xếp vị thứ 27/63 tỉnh, thành phố; xếp vị thứ 8/14 tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung về quy mô GRDP; xếp vị thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; xếp vị thứ 12/14 tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung về tăng trưởng kinh tế.
Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng phục hồi mạnh mẽ
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,22 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế (9 tháng năm 2023 là -20,9%). Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ vào quý III/2024 với mức tăng trưởng 31,8%.
Ngành công nghiệp ô tô của THACO ở Quảng Nam phục hồi mạnh
Mặc dù xuất phát từ nền giảm sâu của quý III/2023 (-21,1%), nhưng sự phục hồi này vẫn góp phần quan trọng vào đà tăng trưởng chung của nền kinh tế nhờ thị trường xuất khẩu đang dần ổn định, cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng chính với tốc độ tăng trưởng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế; ngành SX và phân phối điện (+0,6%; đóng góp 0,03 điểm phần trăm); ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải (+8,4%; đóng góp 0,04 điểm phần trăm); khai khoáng (+0,6%; đóng góp 0,01 điểm phần trăm). Giá trị tăng thêm ngành xây dựng tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,35 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế.
Chỉ số SX ngành công nghiệp tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 là -31,2%); trong đó ngành khai khoáng (-0,6%); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (+17,4%); ngành SX và phân phối điện (-0,3%); ngành cung cấp nước và xử lý rác thải (+10,4%). Trong các nhóm ngành công nghiệp, hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo đã có những tín hiệu phục hồi khá tích cực.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 55,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9%. Tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch từ đầu năm đến nay ước đạt 6,4 triệu lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: khách quốc tế ước đạt 4,245 triệu lượt khách, tăng 8%; khách nội địa ước đạt 2,230 triệu lượt khách, tăng 3%. Doanh thu du lịch ước đạt 6.230 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 14.641 tỷ đồng. Du lịch Quảng Nam vinh dự nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng hàng đầu thế giới và hàng đầu Châu Á do các chuyên trang du lịch nổi tiếng trao tặng.
Nông nghiệp phát triển toàn diện
Năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi; chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá trị tăng thêm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,32 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế.
Năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá
Diện tích gieo trồng cây lúa đạt 83.111 ha, bằng 100,3% so với năm 2023; năng suất lúa cả 02 vụ Đông Xuân và Hè Thu đều đạt khá cao, đặc biệt là vụ Đông Xuân 2023-2024 có năng suất cao nhất trong nhiều năm gần đây. Ước năng suất lúa cả năm 2024 đạt 56,9 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm ước đạt 473 nghìn tấn, tăng 1,2% so với năm 2023.
Chăn nuôi tiếp tục đà phát triển ổn định, tổng đàn chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 18,36% (1.708 nghìn con)/tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh (9.299 nghìn con). Toàn tỉnh có 401 trang trại, gồm 12 trang trại chăn nuôi quy mô, 149 trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 240 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, tăng 21 trang trại so với cùng kỳ năm 2023, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa phương Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Điện Bàn, Đại Lộc. Nhờ chủ động và tích cực trong công tác phòng và chống dịch nên các địa phương cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, không để lây lan rộng và kéo dài.
Lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, diện tích rừng trồng mới tập trung đến nay ước đạt 6,12 nghìn ha, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 4,75 triệu cây, tăng 6,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt trên 1,21 triệu m3, tăng 5% so với năm 2023.
Sản lượng thủy sản tiếp tục giữ ổn định, lũy kế đạt 92,8 nghìn tấn, tăng 0,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản khai thác đạt 73.140 tấn, thủy sản nuôi trồng đạt 19,1 nghìn tấn. Tổng diện tích đã thả nuôi đến nay khoảng 7.210/8.000 ha (đạt 90,13% kế hoạch), tăng 1,29% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 19.740/27.000 tấn, đạt 73,1% kế hoạch, tăng 2,24 % so với cùng kỳ năm trước; diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh trên 180 ha.
Do tác động của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vào tháng 9, gây gián đoạn các hoạt động khai thác ở vùng lộng và vùng khơi, dẫn đến sản lượng khai thác đạt thấp; bên cạnh đó, tôm nuôi bị nhiễm bệnh do thời tiết không ổn định nên mức đóng góp vào tăng trưởng của ngành thủy sản không cao.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.