Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 10 tháng 4 năm 2023 | 11:29

Phát triển HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng bền vững

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, HTX bền vững hướng tới mục đích kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; tối đa hóa giá trị tích hợp; tạo ra chuỗi ngành hàng, từ đó tạo ra chuỗi giá trị gia tăng. Bộ trưởng đã đưa ra bốn vấn đề để tháo gỡ HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL.

HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế

Tại Hội nghị Định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra mới đây, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho biết, tính đến hết năm 2022, vùng ĐBSCL có 2.615 HTX nông nghiệp và 20 Liên hiệp HTX nông nghiệp, chiếm 13,4% tổng số HTXNN toàn quốc. So với thời điểm năm 2016, tổng số HTX nông nghiệp cả vùng tăng hơn gấp 2 lần (năm 2016 là 1.251 HTX nông nghiệp). Trung bình mỗi tỉnh vùng ĐBSCL có 194 HTX. Hầu hết các tỉnh trong vùng ĐBSCL có từ 100 đến 200 HTX. Đây là vùng có tỷ lệ HTX tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên lớn nhất cả nước.

Hiện, các tỉnh vùng ĐBSCL có từ 100 đến 200 HTX - là vùng có tỷ lệ HTX tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên lớn nhất cả nước.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho rằng, đến nay, hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa hợp tác xã với doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL đã trở lên khá phổ biến. Trong chuỗi liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã đã phát huy vai trò tổ chức kinh tế tập thể để tổ chức các hành động tập thể giữa các hộ nông dân thành viên cùng nhau áp dụng chung quy trình kỹ thuật trong sản xuất nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều về chất lượng. Hợp tác xã còn là tác nhân trung gian chủ đạo, đóng vai trò khâu nối và thúc đẩy liên kết dọc với doanh nghiệp là tác nhân điều phối, giám sát thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp trong vùng nhìn chung còn hạn chế về vốn, tài sản, trình độ cán bộ hợp tác xã, thiếu cán bộ kỹ thuật. Hoạt động của hợp tác xã chưa đáp ứng tốt nhu cầu thành viên. Các hợp tác xã khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp như: tín dụng, khoa học công nghệ, hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ rủi ro thiên tai dịch bệnh, trong khi nguồn lực của nhà nước để hỗ trợ hợp tác xã còn hạn chế, nhất là hỗ trợ để đầu tư máy móc, cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao.

Sự hỗ trợ của nhà nước cho hợp tác xã trong quản trị, xây dựng và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã từ tỉnh đến cơ sở thiếu và yếu. Thiếu đội ngũ chuyên gia có năng lực để tư vấn cho các hợp tác xã.

Một số lãnh đạo địa phương cho rằng, các chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp như: tín dụng, khoa học công nghệ, hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ rủi ro thiên tai dịch bệnh,…. thời gian qua các HTX nhìn chung khó tiếp cận. Ngoài ra, sự hỗ trợ của nhà nước cho HTX trong quản trị, xây dựng và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã cũng đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ hiệu quả cho hợp tác xã nông nghiệp và người dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tổ chức sản xuất quy mô lớn, cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu nông sản.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, HTX nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang chiếm gần 90% trong các HTX. Thời gian qua, mặc dù HTX có sự cải thiện về cơ cấu tổ chức, đặc biệt là cơ cấu lại HTX, thành lập HTX mới, HTX có sự liên kết với các thành viên với nhau, tạo thành chuỗi phát triển kinh tế nông nghiệp, tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, sự cải thiện vẫn còn khiêm tốn. Kinh tế Hậu Giang xác định lộ trình, chiến lược rõ ràng phát triển bền vững. Riêng đối với kinh tế nông nghiệp và HTX, xác Kịnh trọng tâm là HTX nông nghiệp rất thiết thực, quan trọng.

Tuy đạt được kết quả đáng ghi nhận nhưng còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, đất đai, công nghệ chế biến.

Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp đồng quan điểm về quy định mỗi nông thôn mới phải có 1 HTX. Sau khi HTX được thành lập, rất khó duy trì hoạt động do thành viên ít và hạn chế về nguồn vốn.

Theo ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND An Giang, do thành viên HTX cũng khó khăn về nguồn vốn nên HTX gặp khó khăn trong việc đầu tư máy móc, thiết bị, áp dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất bền vững (GAP). Kết quả là tỷ lệ HTX ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình GAP và mô hình sản xuất thông minh với biến đổi khí hậu còn thấp, quy mô ứng dụng công nghệ cao của HTX còn nhỏ.

Hướng tới kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Theo Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, Nhà nước cần áp dụng thiết 2 bàn tay vào nông nghiệp, bàn tay thứ nhất bàn tay vô hình, là các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển HTX nông nghiệp; bàn tay thứ 2 rất quan trọng - chính là nguồn lực đủ lớn để khuyến khích hỗ trợ HTX nông nghiệp bằng các ngân sách bố trí cho các HTX.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPTNT cho rằng, HTX mạnh hay yếu, bền vững hay không, không chỉ giới hạn ở không gian HTX, trong số thành viên HTX, trong sự đóng góp tăng trưởng GRDP của địa phương, mà còn tác động tới sự bền vững của không gian sản xuất nông nghiệp, hình ảnh của nền nông nghiệp.

 Chúng ta hãy đặt định hướng phát triển bền vững trong không gian rộng lớn hơn như vậy, chúng ta mới thấy cần hành động quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, từ trên xuống dưới, từ dưới lên, bên trong và bên ngoài HTX. HTX bền vững giúp chúng ta mới vượt qua thực trạng nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Khi ấy, thu nhập của người nông dân tăng lên nhiều lần, nhờ dựa vào lợi thế quy mô, mua chung, bán chung, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan trao đổi về định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp bền vững ĐBSCL. 

Đồng thời, HTX bền vững tạo ra chuỗi ngành hàng, từ đó tạo ra chuỗi giá trị gia tăng, chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. HTX bền vũng còn hướng tới mục đích kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, và trước hết Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao; giá trị nông nghiệp không chỉ là quy mô sản lượng, mà còn tối đa hóa giá trị tích hợp, sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Từ đó, Bộ trưởng Hoan đề nghị. Thứ nhất, các địa phương vùng ĐBSCL cần sự quan tâm đúng mức với HTX, từ trong nhận thức đến hành động, từ trong hệ thống chính trị, từ ban hành các nghị quyết, chương trình hành động với mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể, có thể đo lường được. Cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm, truyền thông nâng cao nhận thức của cả xã hội về HTX. Các trường chính trị địa phương cần đưa HTX vào giảng dạy cho đội ngũ cán bộ các cấp theo Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 16/6/2022. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ chuẩn bị đề cương, giáo trình tập huấn cho giảng viên các trường chính trị. Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp cùng xây dựng đối tác đồng đẳng với các HTX vì chiến lược phát triển lâu dài, bền vững của vùng ĐBSCL.

Thứ hai, Bộ trưởng gợi ý xem ngày 7/4 là cột mức mới phát triển HTX, xem đây là  mốc thời gian định kỳ hàng năm tổ chức Ngày HTX ở cấp độ địa phương, cấp độ vùng nhằm tôn vinh các HTX mạnh, hiệu quả, năng động, có nhiều sáng kiến giá trị lan tỏa cộng đồng.

Thứ ba, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo các cơ quan của Bộ, Cục KTHT&PTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia… thông qua Văn phòng điều phối nông nghiệp nông thôn của Bộ sẽ có những kế hoạch đổi mới sản phẩm cụ thể đối với từng địa phương. Bên cạnh đó, Bộ đang cùng các địa phương trong vùng thực hiện chuyển đổi số, số hóa các hợp tác xã, vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, mã vùng nuôi, phấn đấu cuối năm 2023 cơ bản có nền tảng dữ liệu chuyển đổi số nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thứ tư, Bộ đang phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiết kế các gói tín dụng riêng cho HTX ở vùng nằm trong Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top