Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 2.500 ha dứa để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến rau quả ở tỉnh.
Đến nay, toàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã phát triển được hơn 100 ha dứa, tập trung tại các xã Mường Giôn, Chiềng Ơn, Mường Sại và Mường Giàng. Dứa trồng ở Quỳnh Nhai cho sản lượng ước đạt 2.500 - 3.000 tấn quả tươi, năng suất từ 25 - 30 tấn/ha.
Lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai thăm mô hình trồng dứa tại xã Chiềng Ơn.
Chỉ tính riêng từ ngày 10/5 đến nay, các hợp tác xã, nông dân ở huyện đã thu hoạch và xuất bán được hơn 47 tấn dứa; trong đó, đã xuất bán cho thương lái khoảng 14 tấn, còn lại là xuất bán cho Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Doveco Sơn La.
Hiện dứa loại 1 có giá bán hơn 4.000 đồng/kg; loại 2 hơn gần 3.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi ha dứa cho thu lãi từ 70 triệu - 120 triệu đồng. So với trồng các loại cây truyền thống khác trước đây như ngô, sắn... dứa cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Chi nhánh tỉnh Sơn La - đơn vị thu mua dứa Quỳnh Nhai cho biết, với 103 ha dứa của huyện Quỳnh Nhai, doanh nghiệp đã vào cuộc ngay từ ngày đầu tiên, từ việc đi khảo sát đất trồng, vùng trồng, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, đến việc cung cấp trồi giống và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
“Đặc biệt với Quỳnh Nhai, doanh nghiệp cũng định hướng đây là một trong những vùng nguyên liệu trọng điểm về dứa, ngô ngọt, đậu tương và sau này là chanh leo, do đó doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ để phát triển vùng nguyên liệu Quỳnh Nhai thành trọng điểm của Doveco Sơn La”, ông Tùng cho biết./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.