Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 26 tháng 8 năm 2023 | 20:47

Phát triển kinh tế thủy sản bền vững, có tính cạnh tranh cao

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị các địa phương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để giảm gánh nặng nhà nước về xây dựng cảng cá, hướng tới mục tiêu lâu dài là phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng, có tính cạnh tranh cao.

Ngày 26/8, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển để bàn các giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản và chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)

Các địa phương quyết liệt chống khai thác IUU - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Hội nghị cũng trao đổi các nội dung như: Chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao sinh kế và đời sống cho ngư dân; chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản theo hướng giảm sản lượng đánh bắt, tăng sản lượng nuôi, trồng trên biển nhưng vẫn đảm bảo xuất khẩu tăng trưởng giá trị kim ngạch hàng năm; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển các khu bảo tồn biển nhằm mang lại giá trị kinh tế và giúp giảm thiểu vấn đề khai thác kiểu tận diệt...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 6.000 tàu cá với khoảng 3.600 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên, trong đó hơn 1.100 tàu từ 15 m trở lên, tham gia sản xuất, khai thác thủy sản trên vùng biển xa và tăng cường sự hiện diện hợp pháp trên các vùng biển, góp phần tích cực tham gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Để thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Quảng Bình mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý, gợi mở để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về biển, trong đó có những lĩnh vực đang còn rất mới như phát triển nuôi biển, chuyển đổi số trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý đội tàu cá, khai thác, chế biến thủy sản…

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Việc cấu trúc lại ngành thủy sản từ khai thác tài nguyên thiếu bền vững sang phát triển kinh tế thủy sản bền vững, cân bằng giữa khai thác, nuôi trồng, bảo tồn dựa trên hệ sinh thái gồm quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân là định hướng phù hợp theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Vì vậy các tỉnh, thành phố ven biển cần bám sát định hướng này để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung và ngành thủy sản nói riêng phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương có biển cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả để chống khai thác IUU tiến tới mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của EC; xây dựng một số vùng sản xuất thân thiện với môi trường gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi sinh kế từ khai thác thủy sản vùng ven bờ sang nuôi trồng thủy sản trên biển gắn với giao quyền đồng quản lý các diện tích mặt biển cho các tổ chức, cộng đồng, nhân rộng quy mô sản xuất, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn và bảo vệ hệ sinh thái vùng biển; tổ chức sắp xếp lại hoạt động chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị, tạo chuyển biến nhanh, bền vững trong lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản.

"Cần thay đổi tư duy về cảng cá, không nên nặng về không gian kinh tế mà phải nghĩ đến không gian văn hóa, sinh hoạt, đời sống ngư dân để phát triển.

Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để giảm gánh nặng nhà nước về xây dựng cảng, hướng tới mục tiêu lâu dài phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng, có tính cạnh tranh cao, "minh bạch-trách nhiệm-bền vững", có kiểm soát, được quản lý theo khuyến nghị của quốc tế nhằm tạo dựng hình ảnh quốc gia có trách nhiệm đối với các vấn đề có tính toàn cầu", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

 

 

Theo baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top