Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 3 năm 2024 | 15:56

Phát triển nông nghiệp quy mô lớn nhờ tích tụ ruộng đất

Nhiều doanh nghiệp, HTX và người ông dân đã tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX và nông dân được chuyển nhượng đất nông nghiệp để phát triển sản xuất.

Huyện Triệu Phong hình thành nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn

Nhờ tích tụ, tập trung đất đai, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã hình thành được nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng.

Cây cam được trồng tập trung ở vùng đồi K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng mang lại hiệu quả kinh tế cao -Ảnh: ĐV

Với diện tích 120 ha và có số lượng thành viên HTX lên đến hơn 700 người, HTX Đạo Đầu, xã Triệu Trung (Triệu Phong) sẽ tiếp tục tích tụ ruộng đất, thí điểm mỗi khu vực sẽ đạt diện tích rộng từ 15 - 17 ha vào năm 2024.

Giám đốc HTX Đạo Đầu Phan Ngọc Tâm cho biết, những năm qua HTX đã tự đầu tư kinh phí để thực hiện việc tích tụ ruộng đất, từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Bước đầu mô hình sản xuất lúa chất lượng cao tập trung của HTX Đạo Đầu nói riêng và các mô hình tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn huyện Triệu Phong đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Ông Phan Ngọc Tâm cho biết thêm: “Chúng tôi rất mừng khi được biết tới đây, tỉnh và huyện sẽ có chính sách để hỗ trợ cho việc tích tụ ruộng đất. Trước mắt, HTX sẽ ứng một phần kinh phí thực hiện trước quá trình tích tụ tập trung đất đai để mở rộng diện tích canh tác, thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế”.

Theo ông Tâm, nhờ sản xuất với diện tích lớn, nguồn giống phù hợp và ứng dụng tốt khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất nên những năm qua hiệu quả canh tác cũng như thu nhập của HTX, thành viên HTX ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh sản xuất lúa hữu cơ, lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích lớn ở vùng đồng bằng, nhiều vùng gò đồi đất đai màu mỡ cũng đã được khai phá để phát triển các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

Ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) có gần 50 ha đất đồi được trồng cây cam tập trung, mô hình trồng cam tập trung ở đây đã chứng minh cho thấy việc tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung đã cho hiệu quả kinh tế. Sản phẩm cam được trồng tại đây đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Hiện nay, cam quả mang thương hiệu “Cam K4 Hải Phú” bán trên thị trường có giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, thời gian qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng đã tích cực khâu nối, liên kết giữa người dân và các doanh nghiệp để đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ cam K4 ở nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế...

Vùng gò đồi sỏi đá, khó khăn ngày nào giờ đã mang lại thu nhập cao cho người nông dân cũng như tạo ra vùng chuyên canh cam có tiếng cho địa phương. Cũng như nhiều nông dân trồng cam trong vùng, ông Trần Kim Phúng gắn bó với vùng đồi K4 đã được 15 năm.

“Gia đình tôi đến nay phát triển được 3,5 ha cam chuyên giống Vân Du và Xã Đoài. Nhờ có diện tích canh tác lớn nên tôi rất thuận lợi trong sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hoạch. Những năm gần đây, mỗi năm gia đình tôi có thu nhập sau khi trừ mọi chi phí đạt khoảng 500 - 600 triệu đồng từ cây cam. Cây cam đã giúp gia đình tôi và nhiều gia đình khác ở địa phương đổi đời, có cuộc sống sung túc”, ông Phúng cho biết.

Tỉnh Quảng Trị đã có các chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện để các HTX đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Đồng thời đặc biệt quan tâm đến công tác chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động của các HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012, phát triển các mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả.

Đến nay, toàn tỉnh có 295 HTX nông nghiệp và 1 liên hiệp HTX nông nghiệp với tổng số 73.000 thành viên. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất được hình thành bước đầu phát huy hiệu quả. Nổi bật là các mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Triệu Phong; cam K4 Hải Lăng; nuôi tôm thương phẩm tại Vĩnh Linh...

Cơ hội tích tụ ruộng đất nông nghiệp được gia tăng khi có Luật Đất đai mới

Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025 tới đây sẽ có tác động rất lớn đến việc tích tụ đất nông nghiệp, thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX và nông dân phát triển kinh tế.

Nhiều chuyên gia đánh giá, đây thực sự là cuộc “cách mạng” về đất nông nghiệp, mang tính đột phá, kỳ vọng nhiều thay đổi trong thời gian tới.

Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định mới liên quan đến đất nông nghiệp. Ảnh: TTXVN

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn Khu vực miền Nam cho biết, Luật Đất đai quy định cả việc đất kết hợp sử dụng đa mục đích, chuyển đổi đất nông nghiệp góp phần tích tụ đất đai cho sản xuất; quyền cho thuê, liên doanh liên kết đối với đơn vị sự nghiệp công lập; nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với đối tượng không phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; mở rộng trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất…Những quy định này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mà còn góp phần làm tăng giá các loại đất từ đất nông nghiệp đến đất phi thương mại.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội, những quy định mới về đất nông nghiệp của Luật Đất đai năm 2024 đã thể chế hóa được Nghị quyết 18 của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

“Từ Nghị quyết 18, soi vào những quy định mới về đất nông nghiệp của Luật Đất đai năm 2024 chúng ta thấy rằng, các quy định mới đã tháo được những điểm nghẽn pháp lý, phát huy nguồn lực đất đai. Hiện nay, chúng ta cho phép các tổ chức, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp cũng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Cùng với đó, tăng giới hạn, hạn mức giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, rồi tích tụ tập trung đất đai và chuyển mục đích sử dụng đất”, PGS.TS Phạm Quang Tuyến cho hay.

Với việc sửa đổi Luật Đất đai cũng đang tạo ra một mô hình, một sự chuyển đổi hoặc là sự kết hợp để làm bất động sản du lịch, nông nghiệp. Đây là một hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cũng cho rằng, có rất nhiều kỳ vọng cho những chính sách mới, đột phá liên quan đến đất nông nghiệp trong Luật Đất đai 2024. Khi đi vào cuộc sống, những quy định mới được kỳ vọng là sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế, khai thác tối đa nguồn lực đất đai, xây dựng nền nông nghiệp tiên tiến.

Muốn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng cánh đồng mẫu lớn nhất thiết phải có đất, đất là tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân. Những năm trước đây việc mở rộng sản xuất không thể thực hiện được vì Luật Đất đai không cho phép chuyển nhượng đất nông nghiệp, vì thế hạn chế rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Vì thế lần sửa đổi Luật Đất đai này được doanh nghiệp, HTX và nông dân đặt rất nhiều kỳ vọng.

Theo Báo Tin tức, VnEconomy

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top