Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 12 năm 2022 | 15:8

Quản Bạ “đánh thức” các mô hình kinh tế địa phương

Chính quyền địa phương huyện Quản Bạ (Hà Giang) tập trung phát triển các mô hình kinh tế đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, từng bước giảm nghèo bền vững.

Khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế đã và đang được huyền Quản Bạ tập trung thực hiện có hiệu quả, như xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, các mô hình kinh tế, trang trại được triển khai nhân rộng, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần rất lớn trong xóa đói giảm nghèo.

Quản Bạ là cửa ngõ TP. Hà Giang lên các huyện vùng cao phía Bắc. Đây là một trong những điều kiện cho huyện Quản Bạ phát triển các tua du lịch và trao đổi hàng hóa. Hơn nữa, khí hậu ở nơi đây thuộc vùng khí hậu ôn đới, trong lành được ví như một “Đà Lạt” tại Hà Giang, có thế mạnh cho việc chuyên canh các loại rau, hoa, đậu, không chỉ cung cấp nhu cầu tiêu thụ trong huyện mà còn cung cấp cho các vùng.

Một số doanh nghiệp đã đầu tư, chuyển giao công nghệ trồng rau sạch cho đồng bào dân tộc ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ tạo nên thương hiệu rau sạch Quyết Tiến. 

Từ điều kiện thuận lợi về khí hậu và các danh lam thắng cảnh sẵn có của Quản Bạ là một trong những thế mạnh cho việc phát triển các mô hình tham quan du lịch. Huyện có nhiều khu du lịch sinh thái, nhiều hang động đẹp, nổi tiếng có thể trở thành những điểm du lịch hấp dẫn các du khách như: Núi Cô Tiên ở Tam Sơn, hang Khó Mỷ ở Tùng Vài, Cổng Trời… cộng với đó là các làng nghề, làng văn hóa vẫn còn lưu giữ được nét đặc sắc văn hóa của dân tộc như: dân tộc Mông, Dao, Tày, Pú Y… cùng với các sản phẩm đặc trưng của vùng: hồng không hạt; rượu ngô Thanh Vân; thảo quả.

Từ khoanh vùng thế mạnh để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đã giúp cho đời sống của người dân được nâng cao, có hướng đi đúng trong phát triển kinh tế. Từ đó nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình dựa trên tiềm năng thế mạnh của vùng. Quản Bạ đã tập trung tạo điều kiện cho người dân vay vốn từ Ngân hàng chính sách và Ngân hàng nông nghiệp của huyện. Từ các mô hình đã giúp người dân phát huy được thế mạnh của địa phương. Các nguồn vốn vay đã giúp người dân đầu tư vào sản xuất theo đúng chương trình kế hoạch của huyện đề ra và thực hiện tốt việc chuyện dịch cơ cấu cây trồng.

Huyện Quản Bạ chủ trương khuyến khích phát triển đàn bò theo hướng hàng hóa. Nhờ đó, đồng bào dân tộc đã có sự chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao. 

Qua đó, nhằm phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế, chính quyền địa phương , xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân trong thôn luôn tương thân, tương ái, đoàn kết phát huy các tiềm năng, thế mạnh địa phương để phát triển sản xuất; xây dựng các mô hình kinh tế mới có tính hiệu quả lâu dài; cơ giới hóa trong nông nghiệp; cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa; sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bảo vệ môi trường; hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

Hiện tại, thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ) có 6 mô hình kinh tế, gồm: 1 mô hình nuôi bò và nuôi lợn; 1 mô hình nuôi cá tầm; 2 mô hình nuôi vịt bầu; 1 mô hình trồng cây rau trái vụ; 1 mô hình trồng cây gai xanh… mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, từng bước giảm nghèo bền vững.

Điển hình là mô hình nuôi vịt bầu của anh Vương Phát Qúy, thôn Bản Thăng, anh Qúy chia sẻ: Nhận thấy tiềm năng của gia đình có đất rộng, nguồn nước dồi dào, cùng với đó là khí hậu quanh năm mát mẻ rất thích hợp cho nuôi vịt. Vì vậy, năm 2016 tôi đầu tư 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi vịt với quy mô 1.000 con; do tuân thủ đúng các quy trình nuôi, cách chăm sóc theo sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn nên mỗi năm tôi xuất bán được 3 lứa. Bình quân sau khi trừ hết các khoản chi phí, tôi có thu nhập trên 80 triệu đồng/năm.

Các ban, ngành, đoàn thể huyện Quản Bạ tham quan mô hình nuôi vịt Bầu của gia đình anh Vương Phát Qúy.

Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Vài, Nguyễn Trọng Tùng cho biết: Việc tập trung phát triển các mô hình kinh tế ở Bản Thăng là nền tảng và hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp; trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ chưa cao; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa hình thành được các sản phẩm đặc trưng; một số bộ phận nhân dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế, chính sách và đầu tư của Nhà nước... nên việc phát triển các mô hình kinh tế ở thôn còn chậm, chưa có tính đột phá.

Để khắc phục những khó khăn, UBND xã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến toàn thể người dân, đặc biệt là các chính sách, cơ chế ưu đãi trong việc hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để động viên, khuyến khích người dân mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế; khen thưởng cá nhân, hộ điển hình tiên tiến trong phát triển sản xuất và xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả; vận động nhân dân liên kết trong sản xuất, hạn chế dần và tiến tới xóa bỏ quan niệm sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Nhân rộng các mô hình kinh tế ở thôn Bản Thăng, ngoài sự vào cuộc của các cấp chính quyền thì mỗi người dân hãy tự nâng cao nhận thức, trách nhiệm phát huy nội lực của chính mình tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ Nhà nước, hướng đến bức tranh kinh tế của địa phương ngày càng tươi đẹp.

Từ những mô hình đó đã cho người dân thấy được hiệu quả thật sự của chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trong sản xuất theo tiềm năng thế mạnh của vùng. Bên cạnh đó, huyện cũng đề ra chính sách hỗ chợ cho các gia đình đối với cây trồng mới và tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người dân, khuyến khích người dân phát huy nội lực, tiếp xúc với thị trường tiêu thụ sản phẩm, để làm thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế, sản xuất các sản phẩm đáp ứng với thị trường tiêu thụ, biến những tiềm năng thành thế mạnh thật sự.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tăng cường ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top