Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 11 tháng 1 năm 2023 | 11:26

Quản Bạ đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ rau

Trước tình trạng đầu mùa giá cao, vào mùa giá thấp; mất mùa giá cao, được mùa giá thấp đối với cây rau bắp cải… là một trong những định hướng chính của huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã triển khai đẩy mạnh liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân Quản Bạ.

Xã Quyết Tiến là nơi có tiểu vùng khí hậu phù hợp trồng các loại rau, hoa trái vụ. Tổng diện tích cây rau các loại trên địa bàn xã hơn 400 ha, trong đó có nhiều mô hình cho thu nhập khá, từ 60 – 90 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, năm nay xuất hiện tình trạng “được mùa, mất giá” đối với rau bắp cải. Một số hộ trồng rau đến thời điểm thu hoạch nhưng không bán được, hoặc “găm hàng” để chờ lên giá dẫn đến hiện tượng rau bị già quá lứa, sâu thối, hỏng… gây thiệt hại về kinh tế cho hộ trồng rau.

Người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) thu hoạch bắp cải.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, ông Phạm Ngọc Pha cho biết: “Quản Bạ xác định trồng rau bắp cải trái vụ là hướng đi phát huy tiềm năng, lợi thế của tiểu vùng khí hậu ở huyện. Vụ bắp cải cơ bản diễn ra từ tháng 8 xuống giống đến tháng 10 cho thu hoạch thì giá trị, sản lượng cây bắp cải trên địa bàn huyện lớn và giá thành đạt ở mức cao, với mức giá bán từ 10 – 15 nghìn đồng/kg.

Nhóm cơ cấu mùa vụ thứ hai rơi vào khoảng tháng 10 – tháng 12. Còn giữa tháng 9 – tháng 11 là nhóm trồng tăng vụ, sau khi thu hoạch lúa mùa, người dân tận dụng đất trống để trồng bắp cải, thu hoạch vào tháng 11 thì giá thành sẽ bị giảm. Nguyên nhân là do bị cạnh tranh với rau vùng xuôi, giá thành thấp khoảng từ 2 – 5 nghìn đồng/kg. Với yếu tố tăng vụ và giá thành sản phẩm như vậy thì người dân vẫn có lãi, theo tính toán là gấp 2 lần so với giá trị trồng lúa”.

Riêng đối với một số hộ trồng bắp cải vào khoảng thời gian tháng 11 cho thu hoạch, có hiện tượng lưu cây bắp cải tại ruộng để chờ lên giá dẫn đến tình trạng rau bị hỏng, quá lứa, bị cạnh tranh với rau vùng xuôi làm giảm giá trị của sản phẩm. Giải quyết vấn đề này, các tổ chức chính trị - xã hội đã vào cuộc giúp người dân bao tiêu sản phẩm.

Để phát triển sản xuất rau ổn định, không lo về đầu ra của sản phẩm, hiện nay đã có một số hộ làm đầu mối tổ chức sản xuất liên kết, bao tiêu sản phẩm cho bà con. Điển hình như hộ anh Phùng Minh Thắng, thôn Vĩnh Tiến, xã Quyết Tiến, chia sẻ: “Tôi đã tìm được đầu mối liên kết tiêu thụ rau tại Hà Nội, Hải Dương và về triển khai cho bà con tổ chức sản xuất. Trong đó, tôi cung ứng giống và thu mua sản phẩm cho bà con theo giá thị trường. Tính riêng trong vụ rau năm nay tôi đã liên kết với 30 hộ trồng rau bắp cải và thu mua hết sản phẩm cho bà con. Các hộ trồng bắp cải phải đạt được các tiêu chuẩn của thị trường về an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp… thì mới có thể xuất bán đi các siêu thị và chợ đầu mối. Mặc dù mới làm vụ năm nay, song tôi nhận thấy việc liên kết sản phẩm như vậy rất hiệu quả, đem lại thu nhập khá và đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có kế hoạch triển khai nhân rộng quy mô liên kết vào các vụ tới”.

Người dân xã Tùng Vài thu hoạch bắp cải.

Để nâng cao chất lượng, giá trị cây rau, tránh tình trạng “được mùa, mất giá”, huyện Quản Bạ có định hướng tiếp tục mở rộng các mối liên kết đã hình thành, tập trung vào sản xuất rau trái vụ, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân sản xuất đúng theo cơ cấu mùa vụ để nâng cao sản lượng, giá trị kinh tế. Đồng thời, chỉ đạo sản xuất đảm bảo vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thương hiệu rau Quản Bạ.

Trong đó, xác định liên kết tiêu thụ là vô cùng quan trọng trong sản xuất của nông dân. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư liên kết tham gia vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho HTX và nông dân. Việc liên kết chuỗi sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích cho không chỉ doanh nghiệp, người sản xuất, mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top