Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2023  
Thứ ba, ngày 9 tháng 5 năm 2023 | 16:43

Quảng Nam dành 1,15 tỷ đồng xây dựng mô hình trồng một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án “Xây dựng mô hình trồng một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế trên địa bàn huyện Bắc Trà My”.

Mục tiêu của phương án là xây dựng mô hình điểm trồng một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Bắc Trà My; trên cơ sở đó, phát triển mở rộng diện tích sản xuất gắn với việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu nhằm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào việc hình thành các vùng nguyên liệu dược liệu tập trung phục vụ định hướng xây dựng hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam.

Quế Trà My (ảnh minh họa)

Quế Trà My (ảnh minh họa)

Mục tiêu cụ thể của phương án là xây dựng mô hình điểm trồng một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế với diện tích 5ha tại xã Trà Bui, bao gồm chè dây 3ha, ba kích tím 1,5ha và sâm Bố Chính 1ha; có 1 - 2 sản phẩm trong mô hình được chứng nhận OCOP.

Hình thành được 1-2 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hiện hành; tiêu chuẩn GACP-WHO hoặc các tiêu chuẩn của người đặt hàng.

Diện tích dược liệu phát triển mở rộng sản xuất tại địa phương (ngoài diện tích mô hình) đến năm 2025 đạt khoảng 30ha. Thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác... đầu tư trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu, từng bước hình thành sản phẩm dược liệu mang tính hàng hóa.

Kinh phí xây dựng mô hình (5ha) dự kiến 1,15 tỷ đồng. Trong đó, 970 triệu đồng từ ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua các cơ chế, chính sách hiện có; 90 triệu đồng từ ngân sách huyện; 90 triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân tham gia. Mô hình được thực hiện từ năm 2023 - 2025.

Về tổ chức liên kết sản xuất, huyện Bắc Trà My sẽ chú trọng khâu khảo sát, xây dựng vùng sản xuất tập trung cây dược liệu, gắn với việc xây dựng hệ thống thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, tạo ra những sản phẩm có giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Lựa chọn 2-3 hợp tác xã, tổ hợp tác đủ điều kiện để tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dược liệu.

Xây dựng, chuyển giao và nhân rộng mô hình liên kết tổ chức sản xuất dược liệu ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng. Hình thành liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, Nhà nước, ngân hàng, nhà khoa học). Nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ dược liệu theo đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trường.

Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện doanh nghiệp liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị; tổ chức đánh giá, chứng nhận sản phẩm an toàn, sản phẩm OCOP…

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Bám sát đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nguồn vốn từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc ở thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai).

  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được trên 37 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

  • An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    Hơn thập niên kể từ khi thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cùng sự nỗ lực vượt khó với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) đã có sự chuyển mình tích cực trong trong phát triển KT - XH.

  • OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Top