Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam chống khai thác IUU, tiến tới hài hòa quy định quốc tế và phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản Việt Nam.
Việt Nam đang đẩy mạnh chống khai thác IUU. Ảnh: Lực lượng biên phòng kiểm tra phương tiện khai thác thủy sản (Ảnh: Thu Cúc - TTTT huyện Cô Tô)
Quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tạo được niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau đối với hiện trạng, nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong chống khai thác IUU cũng như trong chuyển đổi từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững qua thực thi Luật Thuỷ sản 2017.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để nội luật hóa các quy định về chống khai thác IUU. Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Thủy sản cũng như ban hành 2 Nghị định. Riêng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 8 Thông tư hướng dẫn. Khung pháp lý cơ bản đã được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU.
Hiện nay, Bộ đang tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn nghề cá Việt Nam và quy định quốc tế theo khuyến nghị của Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC).
Qua quá trình quản lý, công tác thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính đã được triển khai tích cực tại nhiều địa phương. Năm 2020, cơ quan chức năng đã xử phạt trên 2.000 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 61 tỉ đồng. Năm 2021, xử phạt gần 1.700 vụ với tổng số trên 21 tỉ đồng. Năm 2022, xử phạt gần 1.000 vụ với tổng số tiền phạt trên 16 tỉ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, đã xử phạt 2.111 vụ với số tiền hơn 44,4 tỉ đồng đồng.
Tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài đã giảm dần qua các năm sau khi bị cảnh báo “Thẻ vàng”. Từ đầu năm đến ngày 13.9.2023, tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý đã giảm 84,35% so với năm 2016; trong đó đã ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm các nước, quốc đảo Thái Bình Dương từ năm 2018 đến nay.
Về quản lý đội tàu, đã có 26/28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương thực hiện xong việc rà soát, kiểm kê tàu cá hiện có, xác định hạn ngạch khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng. Đến tháng 12.2022, cả nước có 86.820 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên (giảm 9.789 chiếc so với năm 2019), trong đó có 30.091 tàu cá có chiều dài từ 15m (giảm 1.206 chiếc so với năm 2019). Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện khuyến nghị của EC về cắt giảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác.
Về theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, Bộ đã ứng dụng công nghệ thông tin khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát tàu cá để giám sát hoạt động của tàu cá trên biển. Tính đến nay, đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên đạt 97,65% (28.797/29.489 tàu cá). Số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS đã được các địa phương lập danh sách để theo dõi, quản lý (hầu hết là các tàu cá đang nằm bờ, ngưng hoạt động và thuộc diện chờ giải bản, xóa đăng ký…). Hệ thống giám sát tàu cá đã được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, chia sẻ, kết nối giữa các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan; tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển.
Hoạt động đánh bắt IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing) là các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Đây là hoạt động đánh bắt cá trái với các biện pháp bảo tồn và quản lí ở khắp nơi trên thế giới. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.