Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2023 | 16:30

Sóc Trăng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 24/11, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao ở Sóc Trăng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết, sản lượng lúa của tỉnh hiện đạt trên 2 triệu tấn/năm, trong đó lúa đặc sản, lúa chất lượng cao chiếm trên 93%. Lĩnh vực nuôi trồng ngày càng phát triển, nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đạt hiệu quả cao, sản lượng đến nay đạt 375.257 tấn/năm.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của  Sóc Trăng đạt 1.500 triệu USD, trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 90%. Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2023  đạt 233 triệu đồng/ha.

Bên cạnh thuận lợi, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đang đối diện với nhiều rủi ro, thách thức đan xen, nhất là diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, tình hình biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của người dân.

Theo số liệu, trong 6 tháng đầu năm 2023, diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hơn 1.610ha. Việc chuyển đổi cây trồng hằng năm chủ yếu là chuyển sang trồng màu dưới chân ruộng (2 lúa, 1 màu), trong đó các cây trồng chuyển đổi có hiệu quả như: sen, bắp, đậu nành, dưa hấu… Chuyển đổi cây trồng đã góp phần tăng thu nhập cho nông dân từ 15 - 40 triệu đồng/ha. Diện tích trồng lúa chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản hơn 128ha, với các mô hình là nuôi cá đồng, cá đăng quầng trong mùa nước lũ tập trung tại huyện Mỹ Tú và thị xã Vĩnh Châu.

Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đã chia sẻ, trao đổi nhiều chủ đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp như: cách thức canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa có chất lượng cao, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; thực trạng và giải pháp chuyển đổi số thích ứng biến đổi khí hậu trong nuôi tôm nước lợ; hướng phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai; mô hình sinh kế đặc thù thích ứng biến đổi khí hậu; cách đưa nước ngọt về phục vụ sản xuất nông nghiệp; cách dự trữ tích trữ nước vào mùa khô dành cho tưới tiêu trên cây trồng…

Năm 2023, diện tích trồng lúa chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản ở Sóc Trăng đạt gần 130ha.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho rằng, sản xuất nông nghiệp đối mặt rất nhiều thách thức do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Do đó, để sản xuất nông nghiệp bền vững, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều nghị quyết về chỉ đạo phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời, tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên các lĩnh vực; Sóc Trăng đang từng bước chuyển đổi tư duy từ “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “phát triển kinh tế nông nghiệp”, trong đó chú trọng đến nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất. 

Ông Vương Quốc Nam cũng đề nghị, chính quyền các cấp từng bước chuyển đổi tư duy từ “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “phát triển kinh tế nông nghiệp”, trong đó chú trọng đến nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất. Xây dựng chuỗi giá trị, tổ chức tốt khâu liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ đưa sản phẩm, hàng hóa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác lên sàn thương mại điện tử. Tập trung huy động tốt các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trên cơ sở định hướng phát triển bền vững. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận khoa học công nghệ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm…

Bên cạnh đó, tỉnh đang xây dựng chuỗi giá trị, tổ chức tốt khâu liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm; thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, tập trung huy động tốt các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất bền vững; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận khoa học công nghệ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo môi trường, an toàn thực phẩm...

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top