Ngày 8/12, HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa X khai mạc kỳ họp thứ 11. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của tỉnh ước đạt hơn 1,4 tỷ USD (tăng 8,61% so với năm 2021).
Năm thứ hai liên tiếp, xuất khẩu thủy sản của Sóc Trăng vượt mốc 1 tỷ USD.
Theo đó, giá trị xuất khẩu hàng hoá tỉnh Sóc Trăng năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD, vượt 16,67% chỉ tiêu nghị quyết và tăng 8,61% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu thuỷ sản, chủ yếu là tôm nước lợ, đạt 1,05 tỷ USD (tăng 6,49%), xuất khẩu gạo 250 triệu USD (tăng hơn 17,3%), hàng may mặc 80 triệu USD (tăng 33,3%)…
Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh Sóc Trăng có giá trị xuất khẩu thủy sản vượt mốc 1 tỷ USD, trong đó con tôm đóng góp chủ đạo trong ngành hàng xuất khẩu.
Năm 2022, toàn tỉnh Sóc Trăng thả nuôi được hơn 76.180ha thuỷ sản các loại (tăng 5,42% so vớin ăm 2021), tổng sản lượng đạt hơn 354.110 tấn. Trong đó, diện tích tôm nước lợ 53.800ha (tăng 3,9%), diện tích nuôi tôm bị thiệt hại chiếm 5,05% (giảm 0,31%), giá thu mua tôm tăng từ 10.000 đến 30.000 đồng/kg.
Cũng theo báo cáo, UBND tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện vượt 11 chỉ tiêu, 5 chỉ tiêu đạt 100%, 2 chỉ tiêu cơ bản đạt và 1 chỉ tiêu không đạt. Tình hình sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì và ổn định, trong đó sản lượng lúa, thủy sản vượt kế hoạch, tỷ lệ lúa đặc sản cao hơn cùng kỳ, thiệt hại nuôi tôm giảm. Nhóm ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt 16% chỉ tiêu nghị quyết năm. Hỗ trợ xây dựng và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo 3.496 căn nhà với kinh phí 174,8 tỷ đồng. Hộ nghèo trên địa bàn tỉnh hiện còn 15.139 hộ, chiếm 4,54% tổng số hộ; hộ nghèo Khmer hiện còn 7.122 hộ, chiếm tỷ lệ 7,01% tổng số hộ Khmer.
Cao Xuân Lương
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.