Đến đầu tháng 5, tỉnh Sơn La đã tiêu thụ khoảng gần 40.000 tấn quả các loại, giá trị đạt trên 755 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ, ngay từ đầu năm Sơn La đã chủ động kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ từ đó nâng cao giá trị sản phẩm.
Sơn La hiện có hơn 82.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra, trong đó, diện tích cho thu hoạch trên 63.200 ha, sản lượng khoảng 378.530 tấn. Đến đầu tháng 5, Sơn La đã tiêu thụ khoảng gần 40.000 tấn quả các loại, giá trị đạt trên 755 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là dâu tây, chuối, mận chín sớm, nhãn chín sớm, xoài... Phần lớn quả cây tươi được các doanh nghiệp, HTX thu mua cung cấp cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch ở các tỉnh, thành phố trên cả nước và xuất khẩu.
Nông dân xã Hát Lót, huyện Mai Sơn chăm sóc vườn xoài.
Để tiêu thụ được thuận lợn, Sơn La đã chủ động kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, ngay từ đầu năm, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La đã tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các chương trình, hội chợ xúc tiến tương mại nhằm quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh. Trong tháng 4/2023, tỉnh Sơn La đã tham gia gian hàng tại Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2024; Hội chợ Công thương vùng Tây Bắc Điện Biên và tổ chức chương trình ngày hội “Tôn vinh sản phẩm Việt” tại Vincom Plaza Sơn La đã thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân và du khách.
Ông Trần Xuân Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu cho biết, không chỉ xúc tiến thương mại theo phương thức truyền thống, Mộc Châu còn phát huy lợi thế của miền đất du lịch, với nhiều cách làm sáng tạo. Bán hàng online, bán tại vườn... là cách Mộc Châu đang xây dựng để du khách vừa trải nghiệm, vừa tin dùng các sản phẩm an toàn, chất lượng, qua đó kích thích các hình thức tiêu thụ khác. Mộc Châu cũng đẩy mạnh chế biến, xây dựng các sản phẩm OCOP, như hiện nay có 33 sản phẩm OCOP thì trên 20 sản phẩm là các loại quả như xoài sấy, mận sấy, chế biến rượu mận, mơ... vừa là đa dạng hoá sản phẩm, vừa đa dạng hoá hình thức tiêu thụ cho bà con.
Tỉnh Sơn La tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, cốt lõi là phải sản xuất theo quy chuẩn, quy trình, để các sản phẩm sản xuất ra đảm bảo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đặc biệt là tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu, nhu cầu của người tiêu dùng. Tạo những vùng sản xuất đặc trưng, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc về sử dụng phân bón. Sơn La cũng đã tổ chức rất nhiều các cuộc xúc tiến trong nước, nước ngoài và đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị.
Mới đây, Sơn La đã phối hợp với Liên hiệp HTX Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) tổ chức khởi hành đưa Mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op trên toàn quốc. Dịp này, Saigon Co.op cũng sẽ phối hợp với Sơn La tổ chức các điểm trưng bày, quảng bá, giới thiệu nông sản Sơn La trên hệ thống phân phối của Saigon Co.op tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Sản phẩm nông sản Sơn La được quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ rộng khắp trên thị trường
Ông Võ Trần Ngọc, Giám đốc kinh doanh Saigon Co.op cho biết, trong tuần lễ này tiêu thụ từ 100 - 200 tấn, hi vọng trong mùa vụ này hỗ trợ nông dân tiêu thụ khoảng 1.000 tấn mận. Chúng tôi đã có kế hoạch, bàn với các sở, ngành và trung tâm xúc tiến thương mại, chọn các HTX, có ký kết từ đầu trong việc bao tiêu nếu như đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. Không khỉ mận hậu mà nhiều trái cây khác như xoài, bơ... của Sơn La chúng tôi đã khảo sát và thấy tiềm năng rất lớn, sẽ nghiên cứu khai thác, đưa về tiêu thụ tại hệ thống siêu thị.
Hiện, Sơn La đang vào chính vụ thu hoạch mận hậu, xoài, với vùng trồng tập trung trên các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu, Mường La, thành phố... tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng lựa chọn đơn vị cung cấp, chuẩn bị 1.000 tấn quả mận hậu Ruby, phối hợp với các HTX được lựa chọn, đóng hộp, vận chuyển về Công ty cổ phần xuất ăn hàng không Nội Bài; Kết nối tiêu thụ với Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Minh Khai (tỉnh Lào Cai) và Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Tôn Lượng Vân Nam (Trung Quốc) để tiêu thụ sản phẩm xoài...
Sơn La đã phối hợp với Saigon Co.op tổ chức khởi hành đưa Mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op trên toàn quốc.
Bên cạnh việc hỗ trợ xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ theo phương thức truyền thống, địa phương đã đẩy mạnh xúc tiến nông sản đặc trưng của tỉnh Sơn La trên nền tảng mạng xã hội và kích hoạt gian hàng trên các sàn thương mại điện tử... tiếp tục quảng bá thương hiệu và tiêu thụ trái cây Sơn La trên thị trường trong nước và thế giới.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Sơn La được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cấp mới 6 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, nâng tổng số mã số vùng trồng xuất khẩu toàn tỉnh lên 293 mã. Bên cạnh đó, đã rà soát, thu hồi 82 mã số vùng trồng xuất khẩu, tổng diện tích 56 ha, do không đáp ứng điều kiện. Hiện nay, toàn tỉnh duy trì 211 mã số vùng trồng xuất khẩu, diện tích 3.085 ha, chủ yếu là các loại cây trồng như: xoài, nhãn, chuối, mận, mắc ca, thanh long, chanh leo. Trong đó: 126 mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 31 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ, 39 mã số xuất khẩu sang Úc, 9 mã số xuất sang New zealand, 3 mã số xuất khẩu sang EU và 3 mã số sang các thị trường khác. |
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.