Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2023 | 19:0

Tham quan, học tập kinh nghiệm một số mô hình trồng cây có múi tại Hòa Bình

Mới đây, Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức Đoàn tham quan một số mô hình tái canh, canh tác bền vững cây có múi tại Hòa Bình.

Các đại biểu đã tới thăm một số mô hình trồng cam tại một số địa phương ở Hòa Bình. Tại điểm tham quan, nhiều đại biểu đã trao đổi về kinh nghiệm trong nhân giống, tạo thế, tạo tán, phòng trừ các loại sâu bệnh hại, cách ủ phân, liều lượng phân để bón cho cây theo từng thời kỳ sinh trưởng, cách xử lý để cây ra hoa, đậu quả đúng thời điểm, cách làm tăng năng suất và chất lượng, mẫu mã trái cây,…

Đoàn tới thăm Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hoà Bình

Tại Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hoà Bình, theo giới thiệu cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm thực hiện chức năng kiểm định chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; nghiên cứu, khảo nghiệm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống ; bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, nhân giống, phát triển giống; liên doanh liên kết, sản xuất kinh doanh dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hoà Bình là nơi lưu giữ giống gốc, giống đặc hữu, giống bản địa, bảo tồn nguồn gen để lai tạo.

Đại diện Trung tâm cho biết, đây là nơi khảo nghiệm chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; tham gia hậu kiểm giống cây trồng theo sự phân công của Giám đốc Sở. Khảo nghiệm, tuyển chọn, di thực giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu sản xuất của tỉnh.

Cùng với đó, lưu giữ giống gốc, giống đặc hữu, giống bản địa, bảo tồn nguồn gen để lai tạo, nhân giống và phát triển giống cây trồng, vật nuôi à thủy sản quý hiếm của địa phương. Đồng thời, là nơi tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới về giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đến các địa phương; tham gia tập huấn, dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn...

Chủ tịch HLV tỉnh Nghệ An Nguyễn Thế Thắng  trong vườn ươm một số giống cây trồng

Về cơ sở vật chất, hệ thống nhà lưới 3 cấp được đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn của dự án WB7, được bàn giao và đưa vào sử dụng, trồng cây từ năm 2021, nhằm bảo tồn, lưu giữ cũng như khai thác cành, mắt ghép phục vụ sản xuất các giống cây ăn quả có múi sạch bệnh

Hệ thống nhà lưới hiện có tại Trung tâm bao gồm: 01 nhà lưới S0, diện tích 1.200m2, lưu giữ 120 cây giống S0 của 8 giống cây ăn quả có múi chủ lực của tỉnh Hòa Bình (Cam xã đoài Cao, Cam xã đoài lùn, Cam CS1, Cam V2, Cam Canh, Cam Marrs, Quýt Hà Giang, Quýt Ôn châu)

01 nhà lưới S1, diện tích trên 2.000 m2, trồng, chăm sóc 240 cây giống S1 của 8 giống cây ăn quả có múi trên .

Các cây S0 và S1 được Viện Bảo vệ thực vật lấy vật liệu từ các cây đầu dòng đã được công nhận tại tỉnh Hòa Bình và nhân giống bằng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng; được đưa về lưu giữ tại các nhà lưới để khai thác cành, mắt ghép phục vụ cho sản xuất cây giống sạch bệnh. Khu nhà lưới sản xuất cây giống S2 gồm 3 nhà, tổng diện tích 1.500m2, chuyên phục vụ sản xuất ra cây giống S2, đảm bảo sạch bệnh để cung cấp cây giống cho thị trường trồng cây ăn quả có múi

Hàng năm Trung tâm sản xuất và cung ứng được từ 20-25 vạn cây giống ăn quả có múi sạch bệnh các loại để cung cấp ra thị trường, phục vụ bà con nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Tiếp đó, Đoàn đã đến tham quan mô hình cánh đồng mẫu về tái canh cây cam huyện Cao Phong giai đoạn 2023 -2025 tại thị trấn Cao Phong. Mô hình có tổng diện tích 13.04ha với sự tham gia của 32 hộ, giống canh tác là cam Canh.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm khi tham quan cánh đồng mẫu về tái canh cây cam huyện Cao Phong giai đoạn 2023 -2025 

Cánh đồng mẫu là nơi thử nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật, các giải pháp sản xuất mới trong sản xuất cây cam. Đặc biệt, khi triển khai mô hình, các hộ được các cơ quan, ban ngành tỉnh Hòa Bình phổ biến kiến thức trong canh tác, tập huấn kỹ thuật, chỉ đạo kỹ thuật, tuyên truyền về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đồng thời nâng cao kỹ năng sử dụng thuốc BVTV, được hỗ trợ về vật tư, giống.

Sau đó, đoàn tới thăm Hợp tác xã 3T Farm, trụ sở chính tại số 91 khu 1 thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc Hợp tác xã, chia sẻ: HTX thành lập ngày 10/8/2018, đến nay có 15 thành viên với tổng diện tích là 21ha, sản xuất các giống cam: cam CS1 (cam lòng vàng), cam lùn cao, cam Xã Đoài, cam canh, cam V2…Tổng sản lượng cam của 3T Farm hàng năm khoảng 350 tấn. Các thành viên đang thực hiện tốt việc sử dụng các loại vật tư nông nghiệp có nguồn gốc hữu cơ để chăm bón như sử dụng bón phân trùn quế, phun và tưới dịch trùng quế để tăng sức đề kháng cho cây sau thu hoạch và giúp cho khả năng ra hoa cũng như đậu trái tốt .

Ông Phan Huy Thông, Phó chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam (thứ 2 từ trái sang) thăm vườn cam của gia đình ông Nguyễn Văn Ngợi (Khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong).

Ngoài ra,  các thành viên còn sử dụng ngô, cậu tương, cá tươi ủ với men vi sinh hữu cơ để bón tưới cho cây nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón hóa học như urê, lân, kali.

Hợp tác xã đưa ra nội quy: tuyệt đối không được sử dụng thuốc diệt cỏ để bảo vệ đất và chống ô nhiễm nguồn nước. Với phương châm của 3T Farm là “ Vườn cam 3 tốt: tốt giống, tốt đất, tốt từ tâm”.  Quyết tâm thực hiện mục tiêu mà 3T Farm đề ra: “Giữ vững và nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong”, HTX phấn đấu có một mặt hàng cam quả chất lượng đặc biệt để gia tăng giá trị cho sản phẩm cam.

Đại diện doanh nghiệp Phân bón Bình Điền trao đổi kinh nghiệm với chị Vũ Thị Lệ Thủy - Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm .

3T Farm đã  xây dựng kế hoạch cho sản phẩm “Cam – Quà tặng cao cấp gắn với chuỗi sản xuất theo hướng hữu cơ vì môi trường sống xanh”. Và đặc biệt hơn là khi dự án tham gia cuộc thi “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” do  Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức năm 2019, dự  án được lựa chọn là 1 trong 35 dự án xuất sắc được nhận giải và nhận hỗ trợ từ nguồn ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mới. Ngoài ra, do hợp tác xã luôn tuân thủ nghiêm ngặt quá trình sản xuất nên đã được cấp giấy chứng nhận an toàn VietGAP; năm 2020, 3T Farm được chứng nhận OCOP 4 sao với thị trường tiêu thụ là các thành phố lớn và các cửa hàng thực phẩm sạch.

Chị Vũ Thị Lệ Thủy (áo vàng), Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm .

Ông Phan Huy Thông, Phó chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam, đánh giá, những mô hình đoàn  tham quan đều thể hiện rõ sự cần cù, sáng tạo của người dân tại đây.  Những chủ mô hình, HTX có ý thức rất cao, không chỉ làm kinh tế giỏi, họ còn có ý thức đóng góp bảo vệ môi trường, phát triển nghề làm vườn, trang trại của địa phương.

Qua chuyến thăm này, Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam có thêm thông tin, nắm bắt thực tiễn có thể tổng kết nhân rộng mô hình ở các địa phương có điều kiện tương tự và trong toàn quốc.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top