Phấn đấu đến hết năm 2025, Thừa Thiên - Huế sẽ có 1.050ha rừng trồng sản xuất các loài cây bản địa gỗ lớn và 14.000ha rừng trồng sản xuất các loài keo gỗ lớn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh vừa chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương về hoạt động quản lý rừng bền vững, phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn và chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế Hoàng Hải Minh làm việc với các sở, ngành, địa phương về hoạt động quản lý rừng bền vững, phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn và chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Theo kế hoạch được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề ra đến hết năm 2025, mục tiêu trên địa bàn tỉnh sẽ có 1.050 ha rừng trồng sản xuất các loài cây bản địa gỗ lớn và 14.000 ha rừng trồng sản xuất các loài keo gỗ lớn. Tuy nhiên, việc phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn, gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: thị trường thu mua còn thất thường; vẫn còn tâm lý sợ gãy đổ khi gặp bão, lốc; diện tích rừng trồng của hộ gia đình còn nhỏ, manh mún; Việc tìm kiếm và liên kết các doanh nghiệp thu mua sản phẩm từ gỗ có chứng chỉ rừng FSC còn hạn chế; người dân khó khăn khi tiếp cận với cây giống...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh cho biết, thời gian qua, công tác phát triển lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Người dân đã thực sự quan tâm và phát triển nghề rừng, đặc biệt là công tác trồng rừng. Tuy diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất đã tăng trong thời gian qua nhưng chủ yếu là áp dụng phương thức trồng kinh doanh gỗ nhỏ; chưa có nhiều giải pháp để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh sẽ có 1.050 ha rừng trồng sản xuất các loài cây bản địa gỗ lớn và 14.000 ha rừng trồng sản xuất các loài keo gỗ lớn.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn và chứng chỉ quản lý rừng bền vững, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan lập kế hoạch cụ thể để thực hiện trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn, gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đảm bảo kế hoạch thực hiện đúng tiến độ đề ra trong năm 2024 và 2025.
Các địa phương thành lập Tổ công tác cấp huyện về chỉ đạo trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững, thành viên Tổ công tác gồm các đơn vị liên quan, có phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên, để chỉ đạo và tổ chức thực hiện vận động, tuyên truyền, tập huấn cho các chủ rừng là hợp tác xã, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển rừng trồng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh yêu cầu các địa phương thành lập Tổ công tác cấp huyện về chỉ đạo trồng rừng gỗ lớn, ưu tiên lồng ghép các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn.
Đồng thời, ưu tiên lồng ghép các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn tại địa phương; đưa nhiệm vụ này vào chương trình công tác ưu tiên tại địa phương để theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện hàng năm. Tập trung tuyên truyền, vận động các chủ rừng, các hợp tác xã lâm nghiệp bền vững tham gia phát triển rừng trồng gỗ lớn, gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững; tham gia các mô trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…