Dòng vốn ngân hàng trở thành chất xúc tác quan trọng góp phần thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân, hợp tác xã, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường; phát triển thế mạnh của địa phương, đưa sản phẩm OCOP ngày càng vươn xa, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tính đến tháng 5/2024, cả nước có 12.758 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và 6.957 chủ thể OCOP. Tại nhiều địa phương, Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh.
Thời gian qua NHNN đã có nhiều cơ chế, chính sách để đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn; trong đó có các sản phẩm OCOP. Các NHTM đã tích cực đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho các sản phẩm OCOP, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương, trở thành “bà đỡ” của nhiều sản phẩm OCOP vươn tầm trong nước và quốc tế.
Đoàn khách từ Nga xem mẫu sản phẩm tại Công ty TNHH chè Hoài Trung
Doanh nhân Bùi Thị Mão, Giám đốc Công ty TNHH chè Hoài Trung chia sẻ, sản phẩm chè Đinh của Hoài Trung còn là niềm tự hào của những người nông dân đang liên kết với đơn vị nói riêng và các hộ trồng chè trên địa bàn tỉnh nói chung. Có được thành quả này, bà Mão không thể quên “người bạn đồng hành” của doanh nghiệp, đó là Agribank chi nhánh huyện Thanh Ba, Phú Thọ.
Bà Mão cho biết, ngay từ những ngày đầu tiên thành lập doanh nghiệp, bà đã vay vốn từ Agribank Thanh Ba với số tiền chỉ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Cho tới nay, dư nợ của doanh nghiệp tại Agribank Thanh Ba đã lên tới 10 tỷ đồng và được duy trì trong suốt chục năm qua. Chính nguồn vốn từ ngân hàng đã giúp chè Hoài Trung từng ngày phát triển, đưa thương hiệu chè Đinh - “ngọc xanh” của Thanh Ba có mặt trên kệ siêu thị của các thị trường khó tính như châu Âu.
Doanh thu của doanh nghiệp trong 6 tháng năm 2024 đã đạt 20 tỷ đồng ngang bằng với cả năm 2023 và dự kiến năm 2024 sẽ gấp 3 lần doanh thu 2023. “Không chỉ cung cấp nguồn vốn ưu đãi, ngân hàng còn đồng hành trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác, tư vấn doanh nghiệp sử dụng đồng vốn an toàn, hiệu quả. Agribank là người bạn tâm giao suốt đời của tôi”, bà Mão chia sẻ.
Không chỉ hỗ trợ vốn cho khâu sản xuất mà các ngân hàng còng tích cực đầu tư cho các chuỗi giá trị Ocop chẳng hạn như HDBank, với thế mạnh về các sản phẩm tài trợ chuỗi, ngân hàng này đang cho các chủ thể vay đến 85% dòng tiền thanh toán và công nợ tại các siêu thị; hỗ trợ nguồn lực, tư vấn tài chính và tận dụng mạng lưới đối tác để giúp chủ thể đưa đặc sản nông nghiệp vào chuỗi siêu thị thuận lợi hơn. Như với eZy Loans - cấp tín dụng cho nhà cung cấp chuỗi siêu thị của HDBank, việc cấp tín dụng được thực hiện online 100%, tiện lợi và nhanh chóng.
Bà Hoàng Thanh Nhàn, Tổng biên tập Thời báo ngân hàng phát biểu tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/HT
Bà Hoàng Thanh Nhàn, Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng khẳng định: Dòng vốn ngân hàng trở thành chất xúc tác quan trọng góp phần thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân, hợp tác xã, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường; phát triển thế mạnh của địa phương, đưa sản phẩm OCOP ngày càng vươn xa, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu.
Rất cần cơ chế cho sản phẩm OCOP phát triển
Có thể khẳng định OCOP là một chương trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Các sản phẩm địa phương đạt chứng nhận OCOP ngày càng tăng nhưng việc phát triển sản phẩm OCOP còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự đảm bảo tính bền vững. Đặc biệt, khâu tiêu thụ các sản phẩm OCOP hiện đang gặp khó khăn ngay tại thị trường trong nước và xuất khẩu thì đầy gian nan.
Hiện nay, các khách hàng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP có thể vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản với mức vay lên tới 1 tỷ đồng (đối với hợp tác xã, chủ trang trại), hoặc tối đa 80% dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao)...
PGS. TS Mai Quang Vinh, Viện trưởng Viện Công nghệ xanh cho rằng, về cơ bản, những sản phẩm OCOP 4 sao trở lên đều có nhiều cơ hội vào các hệ thống siêu thị. Điều quan trọng là các chủ thể có duy trì và tiếp tục nâng được chất lượng sản phẩm, dịch vụ lên hay không. Có thể, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực trong nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng không ít doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, nguồn lực hạn chế nên khó duy trì trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của các nhà phân phối cũng như chưa thích ứng kịp với xu hướng mới của thị trường.
Ông Chu Ngọc Quý, Phó Trưởng Ban Khách hàng cá nhân, Agribank cho hay: Với vai trò là ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện sứ mệnh tam nông, trong những năm qua, Agribank luôn đồng hành, hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn, hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh đối với khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung, các khách hàng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP nói riêng.
"Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, ngân hàng cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc khi cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP như các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm OCOP thường có quy mô nhỏ, việc áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến còn hạn chế dẫn tới khách hàng thường ít có nhu cầu vay vốn. Hiện tại, hợp tác xã là đối tượng được cấp chứng nhận OCOP, tuy nhiên trong quá trình vay vốn có phát sinh như giấy chứng nhận OCOP được cấp cho các hợp tác xã, do đó các thành viên của hợp tác xã không được cấp giấy chứng nhận OCOP riêng, dẫn tới khó khăn trong việc vay vốn để sản xuất của từng thành viên; các đơn vị còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường", đại diện Agribank nói.
Để chương trình OCOP đạt hiệu quả và phát triển bền vững, các chuyên gia khẳng định, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó hành lang pháp lý phải đi trước một bước. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Với các chủ thể OCOP, yêu cầu của thị trường, của kinh tế hàng hóa đã và đang đặt ra những đòi hỏi cho các chủ thể OCOP phải luôn có sự cải tiến mẫu mã sản phẩm, để phù hợp với tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc của hoạt động truyền thông - báo chí nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng của chương trình OCOP, nâng cao ý thức của mọi người trong việc phát triển kinh tế nông thôn bền vững và bảo vệ môi trường.
Bà Nậm Trà - Chủ tịch – Tổng giám đốc Tập đoàn Phát triển Thịnh vượng Việt Nam: Cần nâng tầm thương hiệu OCOP của các địa phương Sản phẩm OCOP của các địa phương dựa trên định hướng phát triển bền vững, tôn trọng các giá trị văn hoá lịch sử, thân thiện với môi trường và có tác động với xã hội nên rất cần sự đồng hành trong việc nâng tầm thương hiệu. Từ những đặc sản địa phương, những hương vị truyền thống trở thành một biểu tượng của văn hóa bản địa là một chặng đường dài, đong đầy nỗ lực, lo âu và cả hạnh phúc của những người thực hiện. Điều mà doanh nghiệp chúng tôi hướng đến là xây dựng một hệ sinh thái nông sản thương mại công bằng cho người nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các DNNVV. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP hiện đang gặp một số khó khăn như văn hóa tiêu dùng đồ nhập ngoại lớn mạnh và quá phổ biến đẩy những mặt hàng quà tặng văn hóa dân tộc vào bức tranh thiếu nhu cầu. Các làng nghề, nghệ nhân, doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã tại địa phương chưa thực sự chú trọng vào phát triển thương hiệu sản phẩm, thiết kế bao bì đẹp mắt, cũng như thiếu công nghệ bảo quản, an toàn sử dụng so với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chưa bắt kịp với thương mại số cũng như thiếu các đơn vị xúc tiến thương mại: B2B, B2C, B2B2C tập trung vào loại mặt hàng này. Chưa kể tới việc thiếu cởi mở nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ban ngành, địa phương và thiếu mạng lưới các đối tác trong nước lẫn ngoài nước. Chính vì vậy, cần xây dựng mạng lưới cộng đồng mạnh mẽ; tạo cơ hội liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm OCOP; tăng cường tổ chức triển lãm, hội nghị, tọa đàm để quảng bá sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả việc thúc đẩy du lịch nông nghiệp, nông thôn để tạo cơ hội gặp gỡ khách hàng và kết nối với các đối tác tiềm năng… |
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.