Để sớm gỡ "thẻ vàng", các tỉnh miền Trung đã và đang tập trung chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm từ nay đến 30/4/2024.
Vẫn còn nhiều tồn tại chưa được khắc phục
Để sớm được EC “gỡ thẻ vàng” cho ngành khai thác hải sản của Việt nam chúng ta, nhất là sau khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Mặc dù Chính phủ, các bộ, ban ngành liên quan và các địa phương có nghề khai thác hải sản, triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các tàu đánh bắt hải sản vi phạm. Các chủ phương tiện đã ý thức được tầm quan trọng của việc “gỡ thẻ vàng” nên các vi phạm đã giảm hẳn, tuy nhiên, các một số tỉnh miền Trung vẫn còn có nhiều tồn tại.
Đoàn liên ngành tuyên truyền các quy định của pháp luật về chống khai thác IUU. Ảnh tư liệu: Nguyễn Hải
Theo Chỉ thị số 07/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đánh giá thời gian qua, nhằm chấm dứt tình trạng khai thác IUU, mặc dù cơ quan chức năng và địa phương đã nỗ lực triển khai và đạt được kết quả nhất định.
Qua đợt kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 11/1/2024 tại Nghệ An, cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục, nhất là tình trạng số lượng tàu cá mất kết nối giám sát hành trình VMS còn tương đối lớn, diễn ra thường xuyên nhưng kết quả xử lý rất hạn chế; hoạt động kiểm tra, kiểm soát tàu cá, giám sát sản lượng tại cảng cá còn bộc lộ nhiều hạn chế, tỷ lệ thủy sản khai thác được giám sát đạt thấp; chất lượng ghi nhật ký khai thác không đảm bảo theo quy định; vẫn còn nhiều tàu cá được đánh dấu, kê số đăng ký không theo quy định…
Tại Phú Yên, đoàn kiểm tra của tỉnh do ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh làm trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra tình hình khai thác IUU trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.
Mặc dù thành phố đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biển Luật thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho các chủ tàu cá, thuyền trưởng và ngư dân thành phố, trọng tâm là các quy định về chống khai thác IUU. Tổ chức tuyên truyền, thông tin đối ngoại về chống IUU do Cục Thông tin đối ngoại – Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp.
Tuy nhiên qua rà soát và quản lý tàu cá, một số chủ tàu cá chưa thực hiện đăng ký, giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật tàu cá hết hạn, giấy phép khai thác thủy sản hết hiệu lực.
Qua các lần kiểm tra của Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực chống khai thác IUU, đặc biệt là quyết tâm chính trị, sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đoàn nhận thức việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đang là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách của Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là kết quả tổ chức thực hiện trên thực tế tại các địa phương đến nay vẫn còn hạn chế trong việc theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu cá, xử phạt vi phạm khai thác IUU; chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận chưa nghiêm khắc. Do vậy, đến thời điểm hiện tại, chưa thể gỡ cảnh báo “thẻ vàng” cho Việt Nam.
Ý thức ngư dân đã lên cao
Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, là một trong những địa phương trọng điểm trong lần kiểm tra tới đây của EC, Bình Định đã có những chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh gỡ “thẻ vàng” IUU. Nếu đến tháng 9/2023, Bình Định chỉ có 5.360 tàu cá đăng ký các thiết bị giám sát hành trình, và có tới 455 tàu cá thường xuyên hoạt động ở các tỉnh phía Nam, hàng năm không về địa phương, thì hiện nay, 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên của tỉnh tham gia hoạt động khai thác hải sản được trang bị thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Ý thức của ngư dân đã được nâng cao rất nhiều trong việc "gỡ thẻ vàng".
Hà Tĩnh, nhờ công tác tuyên truyền tích cực của Bộ đội Biên phòng, các ngư dân đã ký cam kết về việc chấp hành nghiêm quy định khi đánh bắt hải sản. Đến nay, trên địa bàn tỉnh không còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, phần lớn ngư dân Hà Tĩnh đều tuân thủ nghiêm quy định của Luật Thủy sản. Anh Phạm Văn Điệp, ngư dân xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho hay, trước đây, bà con ra khơi có thời điểm còn đánh bắt theo phương thức tận diệt. Được lực lượng biên phòng tuyên truyền, hướng dẫn, ngư dân hiểu rõ hơn quy định khi đánh bắt thủy hải sản trên biển. Từ đó, bà con thay đổi phương thức khai thác khi vươn khơi đánh bắt.
Chia sẻ này không phải chỉ của một ngư dân, mà là nhận thức thực sự của mỗi người dân ra khơi, bám biển. Với việc tuân thủ các quy định về đánh bắt, khai thác hải sản trên biển, mỗi ngư dân góp phần cùng cả nước chống khai thác IUU và sớm gỡ “thẻ vàng” của EC.
Theo Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết, thời gian qua, những bất cập trong hoạt động khai thác thủy sản mà EC chỉ ra đã được địa phương khắc phục khá hiệu quả.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 100% tàu cá đã đăng ký. Tỷ lệ thực hiện đánh dấu tàu cá đạt trên 97%. Tổng số tàu cá được cấp Giấy phép khai thác thủy sản đạt tỷ lệ trên 83%.
Ngư dân Dương Minh Quang (38 tuổi, xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã ý thức được rằng, nếu muốn tăng giá cá lên cao, việc đầu tiên là cần gỡ được “thẻ vàng”. Muốn gỡ được thẻ, phải làm đúng yêu cầu của cơ quan chức năng. “Đây là điều tiên quyết mỗi thuyền chúng tôi luôn nhắc nhở nhau”, anh nói.
Mở đợt cao điểm về chống khai thác IUU đến tháng 4/2024
Để sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, cơ quan có liên quan và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển bên cạnh việc tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp mang tính chiến lược, dài hạn, cần tập trung chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm từ nay đến ngày 30/4/2024.
Sẽ xử phạt nghiêm các tàu cá vi phạm
Thực hiện sự chỉ đạo này của Phó Thủ tướng, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 21/3/2024 nhắc nhở, đốc thúc. Giao UBND các huyện, thị ven biển, các sở, ban, ngành tuyên truyền để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu các ngành chức năng ở cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng với kết quả chống khai thác IUU; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bố trí nhân lực chủ trì, phối hợp với các đồn, trạm biên phòng tuyến biển khẩn trương rà soát hồ sơ, ban hành các Quyết định xử phạt dứt điểm các trường hợp vi phạm còn thời hạn, thời hiệu, đặc biệt là các tàu cá vi phạm VMS từ đầu năm 2023 đến ngày 24/1/2024.
Đồng thời, UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác chống khai thác IUU theo chỉ đạo tại các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Nghệ An.
Trong đó, Đoàn sẽ tập trung chủ yếu vào công tác triển khai thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra của Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tại các huyện, thị xã ven biển; kiểm tra công tác quản lý đội tàu, thống kê, giám sát sản lượng tại các địa phương. Kiểm tra việc xử lý tàu cá mất kết nối VMS tại UBND các huyện, thị xã ven biển; các đồn biên phòng tuyến biển; các tổ công tác liên ngành thanh tra kiểm soát nghề cá.
Kiểm tra công tác xác nhận tàu cá xuất, nhập lạch, cập cảng, rời cảng; công tác giám sát sản lượng khai thác thủy sản tại các cảng cá, tổ công tác liên ngành; công tác hướng dẫn, thu báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản tại các cảng cá. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về chống khai thác IUU đối với các chủ tàu cá.
Ban chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh Quảng Ngãi đã đề ra nhiều giải pháp; trong đó, ban hành quy trình phối hợp kiểm tra tàu cá rời cảng, cập cảng, giám sát bốc dỡ thủy sản qua cảng giữa ban quản lý các cảng cá và văn phòng kiểm soát IUU tại cảng cá. Ban quản lý các cảng cá kiểm tra, giám sát hồ sơ, đối chứng số liệu truy xuất nguồn gốc; kiểm soát chặt chẽ việc xác nhận nguồn gốc tại cảng. Qua đó, góp phần minh bạch hóa thông tin từ quản lý tàu cá ra, vào cảng đến bốc dỡ hàng hóa, đảm bảo việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản và các khuyến nghị của EC đạt kết quả cao nhất.
Đặc biệt Phó Thủ tướng chỉ đạo công an địa phương ưu tiên bố trí lực lượng thực hiện các đợt cao điểm từ nay đến ngày 30/4/2024 trong điều tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đưa ra truy tố, xét xử các trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục trước ngày 30/4/2024.
Phối hợp với các địa phương điều tra, xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân có hành vi “hợp thức hóa” hồ sơ vi phạm để xuất khẩu sang thị trường châu Âu theo khuyến nghị của EC, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU trước ngày 30/4/2024..
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương Khẩn trương thành lập kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Theo Báo Nghệ An, Báo Bình Định, Báo Phú Yên
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.