Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 12 năm 2023 | 14:6

Triển vọng kinh tế lớn từ bảo tồn giống cá đặc sản ở Lào Cai

Dọc khu vực sông Hồng, sông Nậm Thi, sông Chảy trên địa bàn tỉnh Lào Cai, người dân thường xuyên đánh bắt được nhiều loại cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như Anh vũ, chiên, lăng... Tuy nhiên, sản lượng khai thác từ tự nhiên ngày càng ít.

Để giữ gìn và bảo tồn giống cá quý, Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống nông nghiệp Bảo Thắng - Văn Bàn (Lào Cai) đã triển khai mô hình nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen làm vật liệu phát triển giống cá lăng chấm với nhiều kết quả khả quan.

Bảo tồn nguồn thuỷ sản chất lượng cao

Khoảng chục năm trước, nhiều người dân sinh sống dọc bờ sông Chảy, sông Hồng, sông Nậm Thi chủ yếu sống dựa vào nguồn thuỷ sản đánh bắt được trong tự nhiên. Sản lượng khai thác các loài cá quý như Anh vũ, lăng, chiên... khoảng 70 tấn/năm. Với giá bán vài trăm nghìn đồng/kg, người dân có thu nhập khá.

Cán bộ kỹ thuật Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống nông nghiệp Bảo Thắng - Văn Bàn dùng phương pháp thăm trứng để kiểm tra khả năng sinh sản của cá cái.

Ông Đỗ Thành Luân, Trại trưởng Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống nông nghiệp Bảo Thắng - Văn Bàn, cho biết: Trong các loại cá đặc sản, sản lượng đánh bắt cá lăng chiếm tỷ lệ cao nhất. Đặc biệt là cá lăng chấm, thịt chắc mềm, hương vị thơm ngon, không có xương dăm, giá trị dinh dưỡng cao, được coi là một trong những món ăn đặc sản hàng đầu tại miền Bắc. Chính vì vậy, sau  thời gian khai thác khá dài, số lượng, quần thể loài cá lăng chấm trên hệ thống sông, ngòi sụt giảm nghiêm trọng. Đến nay, thi thoảng người dân mới đánh bắt được một vài con.

Trước thực trạng đó, năm 2022, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã triển khai mô hình nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gene làm vật liệu phát triển giống cá lăng chấm, lựa chọn 44 con cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn đưa về nuôi tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống nông nghiệp Bảo Thắng - Văn Bàn.

Bên cạnh các dự án nghiên cứu, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai còn sản xuất và cung ứng ra thị trường nguồn cây, con giống chất lượng tốt.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai, chia sẻ: “Quá trình thuần hoá cá lăng chấm rất công phu, tỉ mỉ. Cá lăng chấm sinh sống tại vùng nước sạch, có dòng chảy (sông lớn), chúng tôi phải nghiên cứu sang môi trường nước tĩnh (nuôi trong ao). Mỗi tuần, chúng tôi phải làm sạch ao một lần. Ngày nắng nóng, phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước, đảm bảo nước vào liên lục để ao có độ sâu phù hợp. Mật độ cá trong ao thả thưa, ngày cho ăn 2 lần; thả cá con để chúng ăn theo tập tính bắt mồi của mình.

Thức ăn ban đầu là các loại cá tạp, dần kết hợp với thức ăn công nghiệp để thay đổi tập tính ăn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chủ động, giúp cá dần quen với thức ăn công nghiệp để trở thành vật nuôi thuần hoá. Có như vậy mới khép kín được vòng đời để cá sinh sản theo ý muốn. Khó nhất vẫn là theo dõi việc phát triển tuyến sinh dục của cá. Cá cái thì có thể dùng phương pháp thăm trứng để kiểm tra. Nhưng đối với cá đực, cán bộ kỹ thuật phải tiến hành mổ mới xem xét được khả năng sinh sản của cá khi sống trong môi trường đã được thuần hoá, trong khi số lượng cá hiện có rất ít”.

Tín hiệu lạc quan

Sau năm rưỡi nuôi dưỡng, đàn cá lăng chấm đang sinh trưởng và phát triển tốt. Từ lúc chỉ 2kg/con, đến nay trọng lượng trung bình đạt khoảng 3kg/con. Cá đã thích nghi với môi trường nước tĩnh, quen dần với thức ăn thụ động, thức ăn công nghiệp. Quá trình thuần hoá, nuôi dưỡng, theo dõi, kiểm tra qua các giai đoạn nuôi cho thấy cá có tốc độ tăng trưởng đạt tiêu chuẩn, có khả năng thành thục tốt trong điều kiện nuôi ao, bể tĩnh. Đặc biệt, tuyến sinh dục phát triển tốt, cá cái đã hình thành trứng, cá đực hình thành sẹ, có đủ điều kiện sinh sản nhân tạo theo mùa vụ sinh sản của cá. Đây là tín hiệu lạc quan trong sản xuất và sinh sản nhân tạo các loại giống thuỷ sản.

Cá lăng chấm sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên ở Lào Cai là một trong năm loại cá quý có giá trị kinh tế cao.

Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai đặt mục tiêu: Trong tương lai gần, nguồn gene quý hiếm của loài cá lăng chấm được bảo tồn. Việc nhân giống thành công sẽ góp phần tạo thêm đối tượng nuôi mới. Người dân có thể chủ động về con giống để phát triển nuôi thương phẩm trên diện rộng nhằm khai thác diện tích mặt nước vào phát triển nuôi các loài cá có giá trị thương phẩm cao gấp 10 lần cá thông thường, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản tỉnh Lào Cai.

Ông Nguyễn Tiến Dũng  cho biết, bên cạnh những dự án bảo tồn nguồn gen của giống cá quý thì trung tâm còn sưu tầm một số loài cá quý hiếm khác ở địa phương để chăm sóc, đánh giá khả năng thích nghi của các giống cá bỗng, lăng đuôi dỏ, chày mắt  đỏ…

Thành công với cá lăng chấm sẽ tiếp tục với cá chiên và cá hô nhằm thuần hóa một số loài thủy sản mới có giá trị kinh tế cao, đa dạng loài thủy sản nhằm góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chỉ tính riêng thuỷ sản, trong 7 tháng đầu năm 2023, trung tâm đã cung ứng ra thị trường 2,42 triệu con giống các loại đảm bảo chất lượng, số lượng theo kế hoạch sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top