Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 11 năm 2023 | 9:40

Trồng mắc ca hiệu quả ở Phú Yên

Những năm gần đây, người dân một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng Macadamia (mắc ca). Hướng đi này bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, gợi mở hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.

Cây mắc ca được nhập về Việt Nam, trồng thử nghiệm đầu tiên tại Ba Vì (Hà Nội), sau đó được trồng tại Đắk Lắk, Lâm Đồng. Sau đó, loại cây này được nhân rộng đến các tỉnh, thành khác có khí hậu, thổ những phù hợp, trong đó có tỉnh Phú Yên.

Nông dân huyện Sông Hinh trồng cây mắc ca

Hạt mắc ca có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, đặc biệt thích hợp trong chế biến thực phẩm. Nhân hạt có mùi thơm nhẹ, có thể dùng làm nhân bánh ngọt, nhân chocolate, kem, bánh hộp, hoặc ăn trực tiếp rất được ưa chuộng ở Mỹ, châu Âu.

Theo Sở NN-PTNT, diện tích trồng cây mắc ca toàn tỉnh gần 100ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện miền núi Sơn Hòa và Sông Hinh. Giai đoạn 2021-2030, dự kiến toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 223ha mắc ca; trong đó có trồng thuần loài tập trung và trồng xen với các loại cây nông nghiệp, cây dược liệu khác. Đến năm 2045, diện tích trồng cây mắc ca có thể mở rộng khoảng 500-1.000ha tại những khu vực có điều kiện phù hợp để phát triển, tiến tới xây dựng cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương nhằm giảm công vận chuyển, thời gian bảo quản sản phẩm khi thu hoạch.

Trái mắc ca đến mùa thu hoạch

Phân loại mắc ca

Sơ chế hạt, cạo vỏ mắc ca

Đưa mắc ca vào máy sấy

Mắc ca thành phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ

Sản phẩm mắc ca của một hộ dân xã Ea Ly, huyện Sông Hinh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

 

Dương Hùng
Ý kiến bạn đọc
Top