Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 7 tháng 12 năm 2023  
Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2023 | 10:22

Trung tâm liên kết, khơi thông đầu ra cho nông sản ĐBSCL

Với đặc tính mùa vụ, nhiều loại nông sản ở khu vực ĐBSCL không ít lần lâm cảnh “giải cứu” mỗi độ vào mùa. Do đó, việc xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề này.

Thu hoạch sầu riêng của gia đình ông Nguyễn Văn Truyền. Ảnh: Phong Linh

Nỗi lo vào mùa vụ

Mỗi năm vào vụ sầu riêng là một lần nông dân Nguyễn Văn Truyền (48 tuổi, TP Cần Thơ) lại đối diện lo lắng khi phải tìm kiếm đầu ra cho loại nông sản này.

Ông cho biết, dù vườn sầu riêng đã xuất bán được 6 lần nhưng việc tìm đầu mối thu mua trái cây vẫn không phải là chuyện dễ.

“Có năm thương lái tự tìm đến chúng tôi để thu mua nhưng cũng có năm tôi phải chật vật chạy đi kiếm mối để bán. Chúng tôi luôn cố gắng trồng cây cho năng suất và chất lượng tốt nhưng quả thật không phải nông sản tốt là sẽ có được đầu ra như ý” - ông Truyền chia sẻ.

Trong khi đó, nhiều người nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau, đặc biệt là người nuôi quảng canh lại “đau đầu” vì thời gian gần đây giá tôm có xu hướng xuống thấp.

Có diện tích nuôi tôm khoảng 10ha, ông Minh Đấu (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) chia sẻ: "Đúng lúc nhà có tôm bán thì giá lại thấp gần 5.000 - 7.000 đồng. Tôm thẻ mùa này loại 90 con/ký được mua với giá 70.000 đồng, tôm sú giá cao hơn, loại 50 con/ký được 105.000 đồng. Do diện tích canh tác khá rộng, nặng chi phí, nên tôi thả nối tiếp, bán xoay vòng, trừ tất cả chi phí, mỗi đợt tôi lời chẳng được bao nhiêu” - ông Đấu than thở.

Thời gian gần đây, ngành lúa gạo mặc dù đã có nhiều khởi sắc nhưng trong niềm vui của bà Hồ Thị Nhiên - nông dân trồng lúa tại huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) vẫn còn thấp thỏm nỗi lo giảm giá.

"Sau khi thu hoạch đợt này, nhà tôi sẽ cho ruộng nghỉ tầm 1 tháng đến 1 tháng rưỡi rồi đến tháng 10 mới bắt đầu xạ cho vụ mới. Nếu xạ như vậy thì ra Tết nhà tôi sẽ có lúa thu hoạch. Tình trạng giá lúa mất ổn định tôi đã thấy nhiều nên tôi rất lo thời gian tới cũng như vậy" - bà Nhiên chia sẻ.

Xây dựng trung tâm khơi thông đầu ra

Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ đã được trình Thủ tướng Chính phủ. Đó là thông tin được cung cấp từ ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ - thông tin tại Diễn đàn kinh tế TP Cần Thơ năm 2023.

Theo đề xuất, Trung tâm này sẽ có 2 khu với tổng diện tích tự nhiên khoảng 250ha, gồm: Khu 1 diện tích 50ha, vị trí tại quận Bình Thuỷ; Khu 2 diện tích khoảng 200ha, vị trí tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết: Trung tâm được xây dựng với định hướng chiến lược trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, với vai trò liên kết nguồn lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của cả vùng ĐBSCL.

Việc hình thành Trung tâm tại TP Cần Thơ với mục tiêu “Một điểm đến đa dịch vụ”, có vai trò gắn kết 3 nhà: Nhà nông - Nhà sản xuất - Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

Theo đó, trung tâm đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy chuỗi liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó quan tâm đến các khâu trọng yếu là hình thành chợ đầu mối, trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, tạo ra kênh phân phối chuyên nghiệp có quy mô lớn, xây dựng cơ chế đặc thù để huy động mọi nguồn lực tại vùng, nhất là các doanh nghiệp chế biến.

Đối với khâu tổ chức sản xuất, gắn với định hướng thị trường, ứng dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn góp phần nâng cao giá trị nông sản, mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vùng ĐBSCL.

 

Theo laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo ở xã Nghĩa Thắng

    Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo ở xã Nghĩa Thắng

    Nguồn vốn tín dụng chính sách (của NHCSXH) đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi).

  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Bắc Giang tôn vinh 28 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023

    Bắc Giang tôn vinh 28 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023

    Ngày 6/12, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương tổ chức Hội nghị Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ 4 và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật nhà nông lần thứ 10, năm 2022-2023.

  • Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2023, Sóc Trăng có 7 chỉ tiêu vượt và 11 chỉ tiêu đạt 100% nghị quyết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước và đứng thứ 7 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

  • Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Tính đến ngày 31/10, tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) là hơn 266.000 hộ với trên 8.800 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

Top