Năm 2022, toàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương có trên 3.273 ha trồng vải thiều, sản lượng ước đạt 44.000 tấn, tổng giá trị tiêu thụ vải thiều ước đạt trên 1.360 tỷ đồng, tăng khoảng 200 tỷ đồng so với năm 2021.
Theo báo cáo của UBND huyện Thanh Hà, toàn huyện hiện có 85 vùng sản xuất vải tập trung, với tổng diện tích 969 ha với quy mô diện tích 5 ha/vùng trở lên. Trong đó, 39 vùng được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 450 ha, trong số đó, có 101 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Vải thiều Thanh Hà ước đạt trên 1.360 tỷ đồng năm 2022.
Năm 2022, toàn huyện có trên 3.273 ha vải thiều (giảm 55 ha so với năm 2021). Trong đó: Trà vải sớm khoảng 1.800 ha; trà vải chính vụ khoảng 1.400 ha.
Nhờ thời tiết thuận lợi, kết hợp với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, cây vải có tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao, đạt trên 85%. Sản lượng vải năm 2022 ước đạt 44.000 tấn (tăng 3.000 tấn so với năm 2021). Trong đó: Trà vải sớm đạt 31.000 tấn, trà vải chính vụ đạt 13.000 tấn. Chất lượng quả vải thiều tốt hơn, ít bị sâu bệnh; hao hụt sau thu hoạch chiếm tỷ lệ thấp.
Giá bán ổn định với giá vải sớm bình quân khoảng 35.000đ/kg; vải chính vụ khoảng 20.000 đồng/kg. Tổng giá trị tiêu thụ vải thiều ước đạt trên 1.360 tỷ đồng, tăng khoảng 200 tỷ đồng so với năm 2021.
Vải được cung cấp ra thị trường bán tại các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ đầu mối nông sản, các sàn thương mại điện tử, các hội chợ khu vực và một số thành phố lớn... với sản lượng tiêu thụ khoảng 19.800 tấn (chiếm khoảng 45% sản lượng). Bên cạnh đó, vải thiều Thanh Hà còn được xuất khẩu ra thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Singapore, các nước EU...
Phạm Trang
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.