Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 1 năm 2023 | 10:0

Vĩnh Thạnh, điểm sáng thu hút và mời gọi đầu tư

Vĩnh Thạnh là huyện có vị trí quan trọng, chiến lược trong phát triển kinh tế -xã hội của TP. Cần Thơ.

Nhân dịp Xuân Quý Mão 2023 đang cận kề, phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Đoàn Quốc Sử, Chủ tịch UBND huyện, xung quanh việc phát huy tiềm năng, lợi thế và kêu gọi thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Ông Đoàn Quốc Sử, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh (người mặc áo xanh-vị trí hàng trên bên phải) cùng lãnh đạo Thành ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy khảo sát thực địa Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh.

 

Vĩnh Thạnh là huyện đang có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế ở cửa ngõ phía Tây TP. Cần Thơ. Xin ông cho biết vài nét khái quát về vấn đề này ?

Cách TP.Cần Thơ gần 80km, Vĩnh Thạnh là huyện có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, xã hội. Trên địa bàn huyện đã và đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 80, tuyến sông cái Sắn đi qua với chiều dài trên 24 km, đường WB5 nối xã Thạnh Lộc, tuyến Kênh E - Thoại Sơn… Ngoài ra, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hoàn thành, đưa vào khai thác vào đầu năm 2021, giúp rút ngắn khoảng cách đến các quận, huyện của TP. Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp…, mở ra triển vọng mới để Vĩnh Thạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tiếp đến, huyện có tiềm năng lớn về nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp chế biến lương thực, thủy sản với vùng nguyên liệu dồi dào. Những năm qua, huyện đã quy hoạch và từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, như: sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ, an toàn; khuyến khích phát triển vườn cây ăn trái, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày; phát triển các ngành nghề truyền thống làm bánh đa, chả lụa, mắm tôm,… Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, diện tích 900ha, đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp tại văn bản số 156/TTg-CN ngày 4/2/2021 về Đề án bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Vị trí quy hoạch Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh có điều kiện thuận lợi về giao thông, có khả năng liên kết với các vùng lân cận của các tỉnh giáp ranh nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của khu vực, với vị trí gần đường dẫn cầu Vàm Cống đi Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh và dọc theo vị trí quy hoạch dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ mở ra triển vọng trong thu hút đầu tư và tạo thêm nguồn lực phát triển kinh tế cho huyện nói riêng và TP. Cần Thơ nói chung.

Từ những tiềm năng, lợi thế trên, nhiều năm qua, kinh tế- xã hội của Vĩnh Thạnh không ngừng phát triển và đạt được những kết quả ấn tượng. Năm 2022, tổng giá trị sản xuất đạt 10.030 tỷ đồng, đạt 117,58% kế hoạch; Thu ngân sách đạt 61 tỷ 877 triệu đồng, đạt 118,31% kế hoạch.

Ông Huỳnh Thái Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Vính Thạnh  (người thứ tư, từ bên trái sang) dự lễ cắt băng khánh thành Cầu T5 – Kênh 6.

 

Trong thời gian tới, để tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển bền vững, huyện tập trung vào những mục tiêu cơ bản nào, thưa ông ?

Vĩnh Thạnh tập trung xây dựng và phát triển theo hướng nông thôn mới nâng cao, văn minh, hiện đại; thu hút đầu tư, phát triển nhanh kinh tế công nghiệp - tiểu thu công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Huyện phấn đấu, tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 phải đạt là 46.490 tỷ đồng; thu ngân sách hằng năm tăng bình quân từ 12% trở lên; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,5%;… 

Nhằm hoàn thành mục tiêu này, huyện khuyến khích các ngành phục vụ phát triển nông nghiệp như: chế biến lương thực, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, chế biến thủy sản, thức ăn gia súc, gia cầm; tổ chức lại sản xuất để phát triển kinh tế nông thôn theo các tiêu chí nông thôn mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân…

Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ, phải phát triển theo hướng đa dạng hoá loại hình, sản phẩm và dịch vụ; đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội; phấn đấu tạo thương hiệu sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trên thị trường. Hoàn chỉnh quy hoạch và các thủ tục kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, trải nghiệm, du lịch văn hoá truyền thống gắn phát triển các làng nghề.

Ông Trần Xuân Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh (người ngồi giữa – bàn đầu) dự Hội nghị Công bố dự án Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh.

 

Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Vĩnh Thạnh kêu gọi đầu tư xây dựng cụm CN-TTCN theo quy hoạch, đặc biệt là 2 đường dẫn vào cụm công nghiệp, khu Tái định cư tại xã Vĩnh Trinh, tạo môi trường thuận lợi thu hút kêu gọi đầu tư vào địa bàn khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Cùng với đó, tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội gắn với xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh.

Đồng hành với doanh nghiệp và nhà đầu tư, Vĩnh Thạnh sẽ công khai thông tin quy hoạch, thu hút đầu tư rộng rãi; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án. Đặc biệt, huyện cam kết giải quyết nhanh các vấn đề như: Giải phóng mặt bằng; môi trường pháp lý; các thủ tục hành chính liên quan; đảm bảo an ninh trật tự…  Huyện sẽ tiếp tục duy trì tổ chức họp mặt đối thoại và thường xuyên quan tâm thăm hỏi động viên, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc để các doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển, ổn định sản xuất. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với các doanh nghiệp trong cải tiến thiết bị, máy móc, nâng cấp trang thiết bị và chuyển giao công nghệ mới trong quá trình hoạt động sản xuất.

Xin trân trọng cảm ơn ông! Nhân dịp năm mới, chúc ông và gia đình sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Vĩnh Thạnh đạt nhiều thành tích cao trong năm 2023.

                                                            Nguyễn Văn Bớt (thực hiện) 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top