Từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Viết Chiên, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 9 thuộc phường Đồng Tiến (TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) được nhiều người biết đến là tấm gương đi đầu trong phát triển kinh tế trang trại ở địa phương khi xây dựng thành công mô hình nuôi giống thỏ New Zealand.
Tấm gương sáng phát triển kinh tế
Vốn là cán bộ thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, thực hiện chế độ nghỉ hưu thay vì tìm cho mình những thú vui riêng an nhàn như bao người, ông Nguyễn Viết Chiên, 65 tuổi, với tinh thần nhiệt huyết, tiếp tục tham gia công tác, được đảng viên tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 9. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ Bí thư Chi bộ, ông còn đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình và vận động nhiều hộ khác, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn.
Nhận thấy lợi thế vốn có tự nhiên của địa phương trong phát triển chăn nuôi, từ năm 2016, ông Chiên cùng với gia đình mạnh dạn đầu tư thí điểm mô hình nuôi thỏ New Zealand. Trang trại thỏ của ông ban đầu chỉ là nhập thỏ giống về nuôi bán lấy thịt thì nay, tự sản xuất con giống và thỏ thịt cung cấp cho khu vực.
Mô hình phát triển kinh tế trang trại nuôi thỏ New Zealand của ông Nguyễn Viết Chiên được nhiều người biết đến.
Ông Chiên chia sẻ, thỏ New Zealand là giống thỏ có nguồn gốc từ Mỹ; giống thỏ này được nuôi phổ biến không chỉ ở Mỹ mà còn khu vực châu Âu dùng để lấy thịt và làm cảnh. Giống thỏ mang nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, sinh sản nhiều cùng với đó thịt rất thơm ngon, hấp dẫn. Ở nước ta, thỏ New Zealand còn được gọi là thỏ New Zealand trắng, vì các dòng khác không du nhập vào Việt Nam.
Theo ông Chiên, khi mới nuôi, con giống được ông mua từ Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Hà Nội). Ban đầu nuôi với số lượng vừa phải, dần dần trang trại tự sản xuất được giống thỏ New Zealand từ những cặp thỏ bố mẹ và cứ thế nhân rộng.
“Ban đầu, tôi xây dựng trang trại với mục đích tìm niềm vui trong lao động sản xuất nông nghiệp khi về nghỉ hưu; hơn nữa cũng sử dụng, phát huy hiệu quả đất đai của gia đình, tránh lãng phí tài nguyên, đóng góp công sức vào phát triển kinh tế ở địa phương. Trang trại hiện nuôi hơn 1.000 con, tạo công ăn việc làm ổn định cho 5-6 nhân công”, ông Chiên tâm sự.
Bí quyết thành công
Trang trại nuôi thỏ của ông Chiên có quy mô, số lượng nuôi nhiều và phát triển thành công nhất ở địa phương và vùng lân cận. Thời gian trước, cũng có một số hộ nuôi giống thỏ New Zealand nhưng thất bại, vì giống thỏ này không phải thỏ thuần chủng của Việt Nam, chưa thích ứng hoàn toàn với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn.
Trang trại của ông Chiên xuất phát từ hoạt động nuôi thỏ thịt, đến nay đã tự sản xuất được con giống cung cấp cho địa phương và khu vực lân cận.
Về quá trình chăm sóc thỏ New Zealand, ông Chiên nói, nhiều người nghĩ nuôi thỏ rất đơn giản, không cần chăm sóc nhiều và ít bệnh dịch nhưng thực tế, nuôi số lượng ít có thể không sao, còn nuôi số lượng lớn thì thỏ bị rất nhiều bệnh nếu không biết cách chăm sóc. Một số loại bệnh của thỏ thường thấy như: ghẻ, nấm da, loét tai, đường ruột, cảm lạnh, cảm nóng…
Giống thỏ nói chung và giống thỏ New Zealand nói riêng đều có đặc tính ưa sống ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ… Với điều kiện thời tiết nóng ẩm như nước ta thì việc xây dựng chuồng trại giữ được thoáng mát là điều rất quan trọng. Nguyên nhân chính gây nên những bệnh ngoài da của thỏ liên quan đến độ ẩm, sự thông thoáng của nơi ở; vì thế, nuôi thỏ số lượng lớn cần phải đầu tư hệ thống uống nước nhỏ giọt để tránh nước chảy ra nền chuồng, điều này nước uống để vào bát hay khay không đáp ứng được.
Bên cạnh đó, nhiệt độ trong chuồng nuôi cần được duy trì 20 - 28,5 độ C để thích hợp giúp thỏ sinh trưởng và phát triển tốt nhất, do thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, nếu nhiệt độ không khí tăng nhanh và kéo dài trên 35 độ C, thỏ sẽ thở nhanh, nông để thải nhiệt, khi đấy dễ bị cảm nóng. Việc kiểm soát nhiệt độ cho chuồng nuôi thỏ là yếu tố bắt buộc cần được người nuôi kiểm soát, nếu không thỏ dễ chết theo đàn dẫn đến thiệt hại kinh tế.
“Giữ ấm cho thỏ vào mùa đông có nhiều cách, chỉ cần chuồng trại kín gió và dùng đèn sưởi ấm là đảm bảo được nhiệt độ. Nhưng về mùa hè, nhiệt độ tăng cao, cần đầu tư hệ thống làm mát, thông khí và tưới nước trên mái chuồng trại để giảm nhiệt độ trong chuồng, giúp thỏ phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật”, ông Chiên bật mí.
Đối với con giống trang trại lựa chọn nuôi hay xuất bán cho khách đều được tiêm phòng đầy đủ, giúp thỏ ít bị bệnh tật. Trong quá trình nuôi, giống thỏ New Zealand bị mắc bệnh, ông Chiên sẽ tư vấn tận tình cho người nuôi chữa như thế nào, mua thuốc gì, điều trị bệnh ra sao, thậm chí ông còn hướng dẫn cả cách xây dựng, thiết kế chuồng trại nuôi thỏ.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.