Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 9 năm 2023 | 20:8

Xây dựng thương hiệu nông đặc sản Cần Giờ từ sự khác biệt

Một số ý kiến nhận định, những sản phẩm của Cần Giờ lâu nay chưa được sự quan tâm về thương hiệu, giúp nông sản phát triển đúng tầm. Để cụ thể hoá sản phẩm đặc trưng và có giải pháp bảo đảm cung cầu bền vững, cần có những giải pháp đảm bảo về thương hiệu cho các mặt hàng của Cần Giờ.

Ngày 23/9, UBND huyện Cần Giờ, Sở Công Thương TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo “Đặc sản Cần Giờ và giải pháp xây dựng thương hiệu nông đặc sản TP HCM”.

Giúp đặc sản phát triển đúng tầm

Ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ TP.HCM cho biết, Cần Giờ có diện tích tự nhiên bằng 1/3 diện tích toàn TP.HCM, với 43.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, khoảng 10.000 ha nuôi trồng thuỷ sản với sản lượng 30.000 tấn, đánh bắt hải sản tự nhiên khoảng 20.000 tấn.

Huyện có 200 ha xoài ở thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hoà. 10 năm trở lại đây, Cần Giờ còn phát triển sản phẩm yến, mang lại giá trị cao, về chất lượng được đánh giá tốt hơn yến ở những khu vực khác. Đến nay, toàn huyện có khoảng 530 nhà yến, sản lượng khoảng 14 tấn yến/năm. Trên địa bàn huyện có 44 cơ sở chuyên sản xuất yến, trong đó có 5 cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm chuyên sâu về yến.

Theo ông Triển, năm 2019, một số đặc sản như: Xoài, yến, cá dứa đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Một số sản phẩm khác của địa phương chuẩn bị được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Để nâng cao thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, hiện các Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM và sàn thương mại điện tử Tiki đã ký kết hợp tác chia sẻ các thông tin phù hợp về danh mục các sản phẩm OCOP.

Điểm yếu phổ biến hiện nay là kiểm soát sản lượng cũng như hoạt động truyền thông công khai chất lượng cho sản phẩm (Ảnh: NQ)

Theo đó, sản phẩm trọng tâm, chủ lực của huyện Cần Giờ sẽ được thực hiện nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng về mức độ hiểu biết về sản phẩm, các nhu cầu, thị hiếu, các rào cản hiện tại của khách hàng khi tìm, mua sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế… 

Ông Triển chia sẻ: "Tôi tin rằng tới đây những sản phẩm của Cần Giờ trước đây chưa được có sự quan tâm về thương hiệu đúng tầm, đúng mức thì trong tương lại gần sẽ được hỗ trợ quan tâm giúp cho sản phẩm của địa phương Cần Giờ vươn xa trong thời gian tới".

Tạo thương hiệu đặc sản Cần Giờ

Một số ý kiến nhận định, những sản phẩm của Cần Giờ lâu nay chưa được sự quan tâm về thương hiệu, giúp nông sản phát triển đúng tầm. Để cụ thể hoá sản phẩm đặc trưng và có giải pháp bảo đảm cung cầu bền vững, cần có những giải pháp đảm bảo về thương hiệu cho các mặt hàng của Cần Giờ. 

Trao đổi tại buổi hội thảo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, ngành công thương đã có những chuyến khảo sát sản phẩm đặc sản Cần Giờ. Qua thực tế các sản phẩm của Cần Giờ phong phú, đa dạng và có chất lượng. Điểm yếu phổ biến hiện nay là sản lượng và các sản phẩm phần lớn đều do một chủ cá thể tâm huyết sản xuất, chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối các quy trình. Điều này cho thấy hoàn toàn không hiệu quả. Để tăng hiệu quả kinh doanh, phải hình thành và nâng cao thương hiệu và cần thêm nhiều giải pháp để nâng được giá trị khác biệt các sản phẩm.

Theo ông Phương: "Thông qua các hệ thống phân phối cùng tham gia các chuyến đi khảo sát thực tế, với thế mạnh của hệ thống phân phối, họ đánh giá rằng có nhiều sản phẩm phù hợp với kênh phân phối cũng như chiến lược kinh doanh của họ. Và họ cũng sẵn sàng tham gia từ đầu cùng với nhà sản xuất, người nông dân địa phương để hỗ trợ quản lý các khâu sản xuất, quản lý chất lượng để ra thị trường…".

Cũng tại hội thảo nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, Cần Giờ cần xác định lợi thế để tạo nét riêng cho sản phẩm của mình. Đặc biệt là chất lượng phải khác biệt và giá thành phải chăng. Trong thời gian tới ngoài việc truyền thông, quảng bá nâng cao thương hiệu, Cần Giờ tiếp tục có sự quan tâm đến xây dựng ổn định vùng nguyên liệu để duy trì chất lượng, sản lượng phục vụ cho các đơn hàng trong thời gian tới.

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top