Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 1 năm 2024 | 10:29

Xuất khẩu thủy sản của Sóc Trăng chưa như kỳ vọng

Dù kim ngạch xuất khẩu của Sóc Trăng năm 2023 đạt 100% kế hoạch đề ra (1,5 tỉ USD) nhưng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Sóc Trăng chưa như kỳ vọng...

Năm 2023, tỉnh Sóc Trăng xuất khẩu thủy sản ước đạt 925 triệu USD, đạt 80,43% kế hoạch.

Ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng, cho biết: Năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, nền kinh tế trong nước chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, hoạt động xuất, nhập khẩu bị tác động do suy giảm nhu cầu của các thị trường quốc tế, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tạo áp lực lên kiểm soát lạm phát, áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo quyết liệt, cùng với sự nỗ lực của các sở, ban, ngành và sự chung sức của cộng đồng doanh nghiệp, xuất khẩu của tỉnh vẫn giữ được giá trị kim ngạch ổn định: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,5 tỷ USD, đạt 100%  kế hoạch. Trong đó, thủy sản ước đạt 925 triệu USD, đạt 80,43% kế hoạch, giảm 11,14% so với năm 2022; gạo ước đạt 450 triệu USD, tăng 33,93%; may mặc ước đạt 120 triệu USD, bằng cùng kỳ 2022.

"Về xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn giữ được các thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, EU…và khai thác khá tốt các lợi thế do FTA mang đến. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu thủy sản giảm (giảm 11,14% so với 2022) do tình hình thế giới diễn biến phức tạp; lạm phát tăng cao; khủng hoảng kinh tế ở một số nước lớn; người dân một số nước nhập khẩu thắt chặt chi tiêu; nguồn cung lớn hơn cầu do sự cạnh tranh quyết liệt về giá tôm của Ấn Độ và Ecuador", ông Chiêu cho biết.

Điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu năm 2023 của tỉnh Sóc Trăng là gạo xuất khẩu tăng trưởng rất tốt, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 450 triệu USD, tăng 33,93% so với năm 2022, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Xuất khẩu gạo sang các thị trường truyền thống và trọng điểm  như Philippines, Trung Quốc tiếp tục giữ vững. Xuất khẩu gạo tăng trưởng tốt là do Sóc Trăng có thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa, được xác định là cây chủ lực với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 330.000 ha, với sản lượng lúa đạt trên 2 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng lúa đặc sản chất lượng cao chiếm trên 90%.

Ông Võ Văn Chiêu chia sẻ: Năm 2024, theo dự báo thị trường xuất khẩu vẫn tiếp tục tiếp diễn khó khăn, chậm phục hồi, sự cạnh tranh quyết liệt về sản phẩm tôm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ cũng gây khó khăn cho các sản phẩm tôm Việt Nam.

Điều đáng quan ngại hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa sản phẩm tôm Việt Nam với sản phẩm tôm của Ecuador và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu tôm truyền thống lớn nhất của tỉnh (chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm) nhưng hiện nay bị rào cản kỹ thuật khi ngày 14 /11/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đăng công báo khởi xướng điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam (trong đó, tỉnh Sóc Trăng có 01 doanh nghiệp).

Để đạt được mục tiêu đề ra, năm 2024, Sóc Trăng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Phối hợp với các sở, ngành liên quan, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và PTNT, triển khai các giải pháp hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng mô hình kinh tế hợp tác liên kết sản xuất và chế biến các mặt hàng xuất khẩu, nhất là con tôm, giảm các khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, mở rộng diện tích thả nuôi, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.

Phối hợp với các cục, vụ thuộc các bộ ngành Trung ương, đặc biệt là Cục Xúc tiến thương mại, các Tham tán thương mại, Thương vụ nước ngoài để kịp thời hỗ trợ, cung cấp thông tin, kết nối tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm với các thị trường mới.

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top