Hội nghị Xúc tiến thương mại kinh tế tập thể khu vực Bắc Trung Bộ là hoạt động thường niên, có ý nghĩa thiết thực, góp phần hỗ trợ tích cực đối với sự phát triển của Liên minh HTX các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng và Liên minh HTX Việt Nam nói chung.
Sáng 2/11, Liên minh HTX Hà Tĩnh tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại KTTT Bắc Trung Bộ năm 2022 với sự tham dự của Lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, liên minh HTX các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Những năm gần đây, với nhiều chính sách của Trung ương và của tỉnh, KTTT, HTX tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, các HTX không ngừng củng cố về chất lượng. Hà Tĩnh đã hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: mô hình trồng cây ăn quả quy mô 30 ha được chứng nhận nông nghiệp hữu cơ của HTX Gia Phúc (Can Lộc); mô hình tổng hợp chăn nuôi liên kết gà, lợn quy mô lớn, trồng dưa lưới công nghệ cao và du lịch trải nghiệm của HTX Nga Hải (Nghi Xuân)...
Liên minh HTX các tỉnh Bắc Trung Bộ ký kết biên bản tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau...
Qua 4 năm triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Hà Tĩnh có 105 sản phẩm của 84 HTX, tổ hợp tác đạt tiêu chuẩn OCOP. Nhiều sản phẩm HTX đã có chỗ đứng trên thị trường như: nước mắm Phú Khương, nhung hươu Hương Luật, mật ong Cường Nga, cam giòn Thượng Lộc, bưởi Phúc Trạch, cu đơ Hà Tĩnh...
Thời gian qua, Liên minh HTX Hà Tĩnh đã chủ động, phối hợp với các ngành thực hiện các hoạt động XTTM; không ngừng nâng cao chất lượng trong tư vấn hỗ trợ cho các HTX, tổ hợp tác phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm đặc trưng.
Tham luận tại Hội nghị các đại biểu cho rằng, sự gắn kết bền chặt giữa Liên minh HTX các tỉnh, sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm cầu nối để thực hiện có hiệu quả các chương trình XTTM, mở rộng thị trường. Từ đó, giúp các HTX có cơ hội gặp gỡ, giao thương, kết nối với các doanh nghiệp, siêu thị, từng bước xây dựng thành công chuỗi giá trị hàng hóa, nâng cao giá trị.
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, Liên minh HTX Hà Tĩnh và Liên minh HTX các tỉnh Bắc Trung Bộ cần đẩy mạnh tuyên truyền việc liên kết trong hệ thống HTX. Theo đó, ngoài tạo ra sản phẩm tốt, mỗi HTX cần chủ động tối đa hoạt động liên kết của mình. Các HTX cần liên kết chéo với nhau để mở các cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm và trực tiếp phối hợp, hỗ trợ nhau trong tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả. Khuyến khích các HTX của Hà Tĩnh và khu vực Bắc Trung Bộ mở rộng gian hàng OCOP trên cơ sở hội tụ đủ chủng loại sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh trong cả nước để tạo ra sự phong phú, đa dạng về sản phẩm. Có như vậy, mới tạo ra môi trường thương mại tốt, có điều kiện để học tập lẫn nhau, hỗ trợ nhau, cùng kích hoạt tiêu thụ sản của từng HTX tốt hơn.
Để tạo sức mạnh cho khu vực KTTT, HTX, Liên minh HTX Việt Nam cần có các giải pháp căn cơ, tổ chức tốt hoạt động hỗ trợ, giúp các HTX kết nối hiệu quả, bền vững. Đồng thời, kiến nghị cấp có thẩm quyền có giải pháp hỗ trợ để tạo quy mô liên kết tốt hơn, mạnh hơn giữa cộng đồng HTX, tạo động lực cho KTTT phát triển.
Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của liên minh HTX.
Đại biểu cũng trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng các chuỗi giá trị với các sản phẩm tiêu biểu của Liên minh HTX khu vực Bắc Trung Bộ như: cam Vinh, bưởi hồng, sen quê Bác (tỉnh Nghệ An); khoai deo, hải sản khô (tỉnh Quảng Bình); tiêu, cà phê (tỉnh Quảng Trị); tinh dầu, hạt sen, trà rau má (tỉnh Thừa Thiên Huế)... Hội nghị kỳ vọng các sản được quảng bá, giới thiệu đến khách hàng và đối tác trong nước và xuất khẩu.
Trước đó tối 01/11, Liên minh HTX Hà Tĩnh tổ chức khai trương gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của liên minh HTX các tỉnh Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), 10 gian hàng với trên 200 sản phẩm OCOP tiêu biểu của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác góp phần quảng bá thương hiệu, kết nối sản phẩm tới người tiêu dùng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…