Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 21 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 7 năm 2023 | 10:18

Yên Sơn với những điểm sáng giữa nhiệm kỳ

Mặc dù gặp còn gặp nhiều khó khăn, song sau 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã khắc phục, thực hiện hiệu quả 02 khâu đột phá, 05 nhiệm vụ trọng tâm và các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đề ra.

Còn khó khăn

Trong 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, diễn ra trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, thiên tai, dịch tả lợn châu Phi, lở mầm long móng; chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm cho thị trường nông sản gần như đóng băng. Đang chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì xảy ra dịch Covid-19. Khi trong nước giải quyết được vấn đề Covid-19, thì Trung Quốc thực hiện Zero Covid lại làm cho thị trường nông sản gần như cũng đóng băng. Chiến tranh Nga-Ukraine, giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu tăng cao, có những thời điểm doanh nghiệp không có xăng, dầu để hoạt động.

Dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ nông sản tại huyện Yên Sơn gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống trục phát triển đường cao tốc, các công trình tái định cư của huyện liên quan tới đất đắp. Đất đắp theo Luật Khoáng sản là vật liệu thông thường nhưng lại là khoáng sản. Thủ tục để hoàn chỉnh đất đắp phải thực hiện theo Luật Khoáng sản mất rất nhiều thời gian. Kéo theo là giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, thị trường xuất khẩu bị hạn chế.

Bên cạnh đó, huyện có địa bàn rộng, nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; một số chính sách pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, tài chính còn nhiều nội dung chưa đồng bộ, bất cập, đã tác động lớn đến quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện.

Nhiều kết quả nổi bật

Khó khăn là vậy, song được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của tỉnh rất sát sao và kịp thời, các khó khăn từng bước được tháo gỡ. Cùng với đó, huyện Yên Sơn đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế, xã hội vừa phòng, chống dịch Covid - 19, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện.

Lãnh đạo huyện Yên Sơn khảo sát quy hoạch xây dựng di tích Học viện Chính trị tại Tân Tiến.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra 2 khâu đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm và 18 chỉ tiêu. Có những nội dung trong 2 khâu đột phá huyện đã về đích, 5 nhiệm vụ trọng tâm thì đang thực hiện, 18 chỉ tiêu thì có 8 chỉ tiêu đã đạt được, còn 10 chỉ tiêu phấn đấu thực hiện trong thời gian nửa cuối nhiệm kỳ.

Trong hai khâu đột phá, khi xây dựng huyện Yên Sơn xác định theo hướng đi bằng hai chân. Một chân là sản xuất hàng hóa, xây dựng NTM, sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị. Chân thứ 2 là xây dựng kết cấu hạ tầng và nâng cấp chất lượng đô thị và xây dựng đô thị văn minh. Một bên là nông thôn, một bên là đô thị để đảm bảo toàn diện cho nền kinh tế của huyện.

Đối với chất lượng đô thị, đến nay đã hoàn thành bước một là nâng cấp chất lượng trung tâm huyện lên đô thị loại V, đã được Ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết thành lập thị trấn Yên Sơn. Hiện nay, Yên Sơn đang từng bước nâng cấp chất lượng đô thị bằng việc hoàn chỉnh các hệ thống kết cấu hạ tầng, các tiêu chí còn chưa đảm bảo, nâng cấp vật chất và tinh thần cho người dân ở khu vực đô thị.

Ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết thành lập thị trấn Yên Sơn.

Phối hợp triển khai quy hoạch, thu hút đầu tư xây dựng 03 khu đô thị mới tại xã Mỹ Bằng, Trung Môn, Xuân Vân theo tiêu chí đô thị loại V. Lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã đối với 20 xã; lập quy hoạch chi tiết các khu dân cư ở trung tâm các xã có tiềm năng phát triển đô thị. Hoàn thành đầu tư xây dựng 13 trụ sở các xã, xây dựng trường học, nhà bán trú cho một số trường học.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đến nay, huyện có 15/28 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM, đạt 75% mục tiêu Nghị quyết, trong đó, 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, năm 2021, đạt 1.883 tỷ đồng, năm 2022, đạt 2.092 tỷ đồng.

Thái Bình (Yên Sơn) là xã đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang đạt NTM kiểu mẫu. Trong ảnh ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang (bên phải) trao Bằng công nhận xã Thái Bình đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Nửa nhiệm kỳ qua, huyện tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, quy mô sản xuất; phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp, lâm nghiệp gắn với phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo quy hoạch và chuỗi giá trị. Như duy trì diện tích trồng chè trên 2.300 ha, cung cấp nguồn nguyên liệu chè 02 Công ty chè và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện.

Duy trì trên 4.200 ha bưởi. Tập trung quy hoạch vùng trồng bưởi theo hướng hữu cơ, an toàn, mở rộng diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGap lên trên 1.000 ha, tạo sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần giấy An Hoà và Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang thực hiện liên doanh, liên kết phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững.

Đến nay, huyện đã xây dựng được 29 sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản có nhãn hiệu hàng hóa; 41 sản phẩm OCOP; xây dựng sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang tham gia xét chọn đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi “Soi Hà”.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay Yên Sơn đã trồng mới trên 9.666 ha rừng, đạt 64% mục tiêu Nghị quyết.

Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng; năng suất, chất lượng gỗ tăng lên. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã trồng mới trên 9.666 ha rừng, đạt 64% mục tiêu Nghị quyết; duy trì hiệu quả trên 55.920 ha rừng trồng, trong đó có trên 24.350 ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC). Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ 18.666 ha rừng tự nhiên, duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 61%...

Giao nhiệm vụ đổi mới, đột phá cho người đứng đầu

Trao đổi với phóng viên về định hướng ở nửa nhiệm kỳ còn lại, lãnh đạo huyện Yên Sơn cho biết, thời gian tới, huyện tập trung các giải pháp để thực hiện 2 khâu đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp thực hiện 10 tiêu chí chưa đạt. Mục tiêu trước mắt là hoàn thiện ngay các hồ sơ thủ tục về quy hoạch 5 cụm công nghiệp gồm: cụm công nghiệp Yên Sơn, Trung Môn, Xuân Vân, Phú Thịnh và cum công nghiệp Nhữ Khê. Hiện nay, đã làm song các thủ tục ở cấp huyện, đang trình các cơ quan của tỉnh thẩm định.

Về nông nghiệp, đến nay, huyện có 41 sản phẩm OCOP nhưng chất lượng và mẫu mã chưa hoàn chỉnh nên phải tiếp tục, làm tốt việc này. Đối với các phẩm có chỉ dẫn địa lý tập trung cho việc xây dựng sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia.

Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, (hai người hàng đầu bên tay trái), tham một số sản phẩm OCOP của huyện Yên Sơn.

Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch hằng năm, phấn đấu xây dựng 06 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã NTM mới nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu và tiếp tục duy trì các xã còn lại.

Để thực hiện được các nhiệm vụ nói trên, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Chấp hành, Ban thường vụ Huyện ủy tập trung bám sát vào 2 khâu đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm và 10 chỉ tiêu còn lại.

Thực hiện việc giao nhiệm vụ đổi mới và đột phá cho người đứng đầu theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ở 10 chỉ tiêu nó sẽ có những việc cần phải tập trung. Căn cứ vào những việc cần tập trung đó sẽ giao bổ sung nhiệm vụ đột phá, đổi mới cho lãnh đạo các cơ quan, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, những người đứng đầu. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, báo chí đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị.

  • Tự hào là nhà báo của nhà nông

    Tự hào là nhà báo của nhà nông

    “Yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu”, và yêu những người nông dân bao nhiêu, tôi càng yêu nghề báo bấy nhiêu.

  • Báo chí, bạn đồng hành trong xây dựng NTM ở Thanh Hoá

    Báo chí, bạn đồng hành trong xây dựng NTM ở Thanh Hoá

    Để hiểu rõ hơn vai trò, đóng góp của báo chí trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở địa phương, phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá, Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thanh Hoá.

Top