Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 2017 | 10:4

Ấn Độ bỏ lệnh cấm nhập khẩu nông sản Việt Nam

Ấn Độ vừa chính thức hủy bỏ tạm cấm nhập khẩu đối với 6 mặt hàng nông sản của Việt Nam, gồm hạt cà phê, tre/tăm tre, tiêu đen, quế, đậu và thanh long.

Tối muộn ngày 21/3, Bộ Công Thương nhận được thông tin của Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội cho biết, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển phúc lợi nông dân Ấn Độ đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thông báo phía Ấn Độ đã chính thức hủy bỏ tạm cấm nhập khẩu đối với 6 mặt hàng nông sản của Việt Nam, gồm hạt cà phê, tre/tăm tre, tiêu đen, quế, đậu và thanh long.

Trước đó, Đại sứ quán cho biết, cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam đã có thư ngày 20/3 gửi phía Ấn Độ về hoạt động phối hợp rà soát và thông báo bãi bỏ quyết định tạm cấp nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Ấn Độ.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phản ánh Ấn Độ tạm ngừng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản từ Việt Nam.

Về thông tin phản ánh Ấn Độ đã tạm ngừng nhập khẩu hạt cà phê, tre, tiêu đen, quế, sắn và thanh long từ Việt Nam, quyết định này có hiệu lực từ ngày 7/3/2017 và được đưa ra sau khi Việt Nam phát thông báo sẽ tạm ngừng nhập khẩu đậu phộng, hạt muồng, hạt ca cao, hạt đậu cô ve và quả me từ Ấn Độ kể từ ngày 1/5/2017; Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, cơ quan liên quan nghiên cứu, làm rõ thông tin phản ánh nêu trên, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương hướng xử lý phù hợp trong tháng 3/2017.

Như vậy, sau khi cơ quan liên quan của phía Việt Nam họp bàn xử lý, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan của phía Ấn Độ, chủ động rà soát và trao đổi thông tin về các hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa, hai bên đã thống nhất chính thức bãi bỏ việc áp dụng tạm cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của nhau.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top