Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 8 năm 2022 | 13:42

An Giang có gần 2.500 nông hộ có mức thu nhập trên một tỷ đồng/năm

Hàng năm, nông dân sản xuất giỏi An Giang đã giúp đỡ, hỗ trợ trên 231.000 hộ nghèo, hộ khó khăn về cây, con giống, vật tư nông nghiệp... Nhờ đó, có hàng nghìn hộ vươn đã lên khá giả.

Theo Hội nông dân tỉnh An Giang, giai đoạn 2019 - 2022, toàn tỉnh có hơn 86.000 nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, nông dân thu nhập từ 150 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng có trên 77.527 hộ. Nông dân thu nhập từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên 784 hộ. Nông dân thu nhập từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng có trên 5.353 hộ. Và số nông dân có thu nhập trên 1 tỷ đồng là trên 2.450 hộ.

Nhiều năm qua, nông dân sản xuất giỏi đã giúp trên 231.000 hộ nghèo, hộ dân gặp hoàn cảnh khó khăn về cây con giống, máy móc, vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm,… quy ra tiền là trên 54,3 tỷ đồng/năm.

 

Gần 2.500 nông hộ có mức thu nhập trên một tỷ đồng/năm - 1

Hàng năm, nông dân sản xuất giỏi An Giang hỗ trợ, giúp đỡ hàng trăm nghìn nông dân khó khăn, tạo hàng trăm nghìn việc làm tại địa phương (Ảnh: CTV).

 

Mỗi năm, nông dân sản xuất giỏi đang tạo việc làm tại chỗ cho hơn 258.000 lao động, trong đó có trên 86.000 lao động có việc làm thường xuyên, hơn 172.000 lao động có việc làm theo mùa vụ hoặc theo khâu công việc.

Ngoài ra, nông dân sản xuất giỏi còn giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 300.000 lượt hộ nông dân; giúp hơn 3.000 hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm ăn khá giả.

Các hộ nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn tỉnh An Giang còn đóng góp xây dựng hàng ngàn căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa và giúp hàng chục ngàn hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất.

 

Gần 2.500 nông hộ có mức thu nhập trên một tỷ đồng/năm - 2

Nông dân sản xuất giỏi Đặng Văn Tỷ nhiều năm qua luôn chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất với bà con địa phương, giúp nhiều hộ vươn lên khá giả (Ảnh: CTV).

Gần 2.500 nông hộ có mức thu nhập trên một tỷ đồng/năm - 3

Ông Đặng Văn Tỷ còn vận động các nhà hảo tâm sửa chữa, cất mới hàng chục căn nhà cho bà con ở địa phương (Ảnh CTV)

 

Điển hình như hộ ông Đặng Văn Tỷ (xã Tân An, thị xã Tân Châu) nhiều năm qua, ngoài việc hỗ trợ bà con gặp khó khăn trong sản xuất giúp còn vận động cất mới, sửa chữa hàng chục căn nhà cho bà con ở địa phương.

Hay như gia đình ông Nguyễn Văn Mạnh Em (phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên) làm dịch vụ nông nghiệp, thu nhập bình quân hơn 2,5 tỷ đồng, hằng năm giải quyết việc làm cho gần 45 lao động.

 

Gần 2.500 nông hộ có mức thu nhập trên một tỷ đồng/năm - 4

Nông dân sản xuất giỏi các cấp là lực lượng nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn mỗi ngày thêm khang trang hơn (Ảnh: CTV).

 

Ông Nguyễn Văn Nhiên - Chủ tịch Hội nông dân tỉnh An Giang cho biết, thực hiện cuộc vận động "cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"; phong trào "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới", trong giai đoạn qua đóng góp của nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi trong phong trào về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới, năm 2021, nông dân giỏi đóng góp xây dựng nông thôn trên 54 tỷ đồng, giai đoạn 2019 - 2022 vận động trên 1.000 lượt hội viên nông dân hiến trên 805.000m2 đất, đóng góp 760.000 ngày công lao động; trên 300 tỷ đồng để làm mới, nâng cấp, sửa chữa hàng ngàn km đường giao thông nông thôn.

Nông dân giỏi An Giang còn tham gia sửa chữa, cất mới hơn 284 cây cầu giao thông nông thôn, sửa chữa hàng ngàn bóng đèn đường và các đoạn dây điện bị hỏng, lắp đặt mới hàng ngàn trụ đèn, bê tông hóa hơn 210km đường giao thông; trồng trên 120 ngàn cây xanh ven đường và các công trình nông thôn, phục vụ nông nghiệp khác….

Nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi đã hiến đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Hội nông dân tỉnh An Giang cho biết, công tác đào tạo nghề cho nông dân luôn được Hội quan tâm, vì thế, mỗi năm Trung tâm dạy nghề của Hội dạy nghề cho hơn 1.000 nông dân. Ngoài ra, Hội nông dân các cấp còn phối hợp với ngành chức năng đào tạo, dạy nghề thông qua các chương trình khuyến nông cho hơn 3.000 nông dân.

 

Theo dantri.com.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top