Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2019 | 14:13

Anh sống mãi trong tim mọi người

Đều đặn trong nhiều năm qua, cứ đến ngày 27/7, tập thể cán bộ, giáo viên ngôi trường nhỏ mang tên người anh hùng, phi công liệt sỹ Vũ Xuân Thiều lại đến ngôi nhà nhỏ 21 Đặng Dung (Hà Nội) để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ đến anh.

Anh hùng Vũ Xuân Thiều sinh năm 1945, quê ở xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cư trú tại phố Đặng Dung, Hà Nội. Ông là con thứ 7 trong gia đình có 10 người con, từng theo học tại Trường THPT Chu Văn An và Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1965, khi đang học đại học năm thứ 3 Đại học Bách khoa, ông trốn gia đình để nhập ngũ, sau khi được tuyển chọn vào không quân, ông mới báo tin cho gia đình.
img_20190727_135932.jpg
Tượng đài anh hùng, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều được đặt tại nơi trang trọng nhất của nhà trường

 

Năm 1968, sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học tập và huấn luyện bay ở Liên Xô (nay là Liên bang Nga), phi công Vũ Xuân Thiều trở về nước và được biên chế về Trung đoàn Không quân Sao Đỏ.
 
Ngày 28/12/1972, lúc 21g41, Vũ Xuân Thiều được lệnh cất cánh từ sân bay dã chiến Cẩm Thủy (Thanh Hóa) để đánh chặn máy bay B52 của Mỹ đang tiến đánh vào Thủ đô Hà Nội.
 
Lúc 21g58, khi đến Sơn La, Vũ Xuân Thiều phát hiện mục tiêu, anh lập tức báo cáo và tăng tốc độ bám sát. Trong bầu trời tối đen, rađa lại bị nhiễu nặng nên rất khó phán đoán cự ly, Vũ Xuân Thiều phán đoán cự ly bằng mắt, theo tín hiệu đèn hàng hành của B-52.
 
Ông đã phóng cả hai quả đạn tên lửa nhưng chưa hạ được nó, lập tức ông liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B-52 còn mang đầy bom chưa ném và hy sinh anh dũng.  Năm 1994, ông đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
 
Trong ngôi nhà nhỏ ấm áp của gia đình anh hùng, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều tại số 21 phố Đặng Dung, đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) bồi hồi xúc động thắp nén hương tưởng nhớ đến anh.
 
img_20190727_140004.jpg
Hiệu trưởng Phùng Thị Thu Hằng thắp hương trên bàn thờ của liệt sỹ

 

Cô Phùng Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Nhà trường được vinh dự mang tên anh, người anh hùng, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều, đây thực sự là một vinh dự lớn đối với các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh đã, đang và sẽ học tập và công tác tại trường.
 
Chính vì vậy, nhà trường luôn nhắc nhở cán bộ, giáo viên và học sinh phải biết tự hào về ngôi trường được mang tên anh, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt được nhiều thành tích trong học tập.
 
Nói về việc tri ân đối với các anh hùng liệt sỹ nói chung và đối với gia đình Anh hùng, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều nói riêng, cô Phùng Thị Thu Hằng cho biết, hàng năm, nhà trường đều tổ chức đến thắp hương cho liệt sỹ Vũ Xuân Thiều vào những ngày trọng đại, nhất là dịp 27/7.
 
Nhà trường cùng gia đình và đồng đội đã tiến hành đúc một bức tượng đồng, chân dung của anh hùng, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều và đặt trong khuôn viên trang trọng nhất, để mỗi dịp nhà trường có những sự kiện thì hình ảnh của anh hùng, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều như vẫn cùng tham dự với thầy, trò nhà trường chúng tôi.
img_20190727_140517.jpg
Cô và trò của trường thường xuyên đến thăm gia đình liệt sỹ Vũ Xuân Thiều trong những ngày lễ lớn.
 
 
Hiệu trưởng Phùng Thị Thu Hằng chia sẻ, tấm gương hy sinh của anh hùng, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều là tấm gương lớn để nhà trường giáo dục về truyền thống đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, giáo dục về lòng yêu nước, hy sinh của các thế hệ cha anh.
 
Hình ảnh của anh hùng, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều vẫn luôn sống mãi trong tim của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường chúng tôi.
 
Trong không khí đầm ấm, thân thương, đại diện gia đình của liệt sỹ Vũ Xuân Thiều đã cảm ơn tình cảm của cô và trò Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều.
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top