Ba năm, Hà Tĩnh có 800 thương hiệu được xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Chiều 26/11, Sở KH&CN Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020.
Sau 3 năm triển khai đề án Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh, Sở KH&CN Hà Tĩnh đã hỗ trợ hỗ trợ thiết kế cho 477 mẫu nhãn/logo và nhãn bao bì; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho 822 đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, hướng dẫn cho một số doanh nghiệp như: Công ty CP Dược Hà Tĩnh, Tổng Công ty Mitraco, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Viết Hải, Công ty CP Chè Hà Tĩnh… đăng ký thương hiệu ra nước ngoài.
Đến hiện tại, Hà Tĩnh có 1.267 đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ, tăng hơn 4 lần so với năm 2015 trở về trước. Kết quả đánh giá cho thấy, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ thiết kế, đăng ký nhãn hiệu đã phát huy tốt hiệu quả, tăng trưởng từ thương hiệu mang lại.
Đề án đã có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp; góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và sự tăng trưởng của đơn vị bình quân từ 10-15%.
Hà Tĩnh hiện có 1.267 đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ
Ông Đỗ Khoa Văn, Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh, cho biết: Nhờ có đề án, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đã xác lập bảo hộ độc quyền về nhãn hiệu và bao bì, khả năng tiếp cận thị trường, cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được nâng cao, góp phần khắc phục điểm yếu trong khâu bao bì, nhãn mác của các sản phẩm Hà Tĩnh. Ngược lại, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi có ngày càng nhiều sản phẩm được bảo hộ, các sản phẩm được nâng cao chất lượng.
Việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, sáng chế và giải pháp hữu ích từng bước được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới và phát triển bền vững. Hoạt động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất từng bước đi vào nề nếp. Đề án cũng đã mở ra một hướng đi phù hợp, giải quyết được phần nào vướng mắc về phương thức tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian trước đó.
Dịp này, lãnh đạo Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã trao 86 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho các cá nhân, doanh nghiệp.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.