Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 7 năm 2019 | 13:51

Bắc Ninh, hành trình trải thảm đỏ đón nhà đầu tư nước ngoài

Hơn 20 năm (1997 – 2019) trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư nước ngoài, Bắc Ninh đã thu hút hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, các tập đoàn kinh tế lớn,  thương hiệu hàng đầu như Canon, SamSung, Nokia, Pepsico, ABB, Foxcon, Fushen,….

image001.jpg

Bức tranh thu hút đầu tư FDI

Với 1.134 dự án đầu tư, đạt tổng số tiền khổng lồ 17,79 tỷ USD trên diện tích 6.397,68ha, tập trung tại 16 khu công nghiệp (KCN), trong đó 10 KCN đang hoạt động, biến Bắc Ninh từ  tỉnh nông nghiệp thành những trung tâm công nghiệp phồn thịnh; góp phần giải quyết việc làm cho gần 3 vạn lao động, trong đó gần 2 vạn lao động làm việc ở các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với đủ các thành phần sắc tộc: Việt, Pháp, Mỹ, Nga, Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thu nhập bình quân ở khu vực FDI ngày càng tăng: Năm 2014 đạt 6,78 triệu đồng/người/tháng… Năm 2018 là 11,2 triệu đồng/người/tháng, gấp 1,5 lần so với năm 2014, gấp 1,55 lần khu vực đầu tư trong nước, đưa Bắc Ninh nhanh chóng trở thành Top đứng đầu toàn quốc về thành tích đầu tư nước ngoài.

Các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu, đưa Bắc Ninh thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại. Giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng trưởng ở khu vực FDI. Nếu như năm 1997, chỉ có 0,7 tỷ đồng, năm 2000 đạt 1.116 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng lên 68.513 tỷ đồng, năm 2016 là 639.710 tỷ đồng, chiếm 89,9% tổng giá trị công nghiệp toàn tỉnh…

Đặc biệt, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng cao vào ngân sách của Bắc Ninh: Năm 2010 đạt 1.702 tỷ đồng, năm 2012 đạt 5.162 tỷ đồng… Kết quả thu ngân sách của Bắc Ninh năm 2018 đạt 21.648 tỷ đồng, bằng 120,59% dự toán được giao, riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.

Bắc Ninh  tạo được sự tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế và tình yêu của họ đối với hơn 1 triệu người dân Kinh Bắc như yêu chính quê mẹ của mình. Đúng như sự khẳng định của ngài Keisuke Tamiguchi, Phó giám đốc cấp cao, Ban quản lý hành chính, Công tyTNHH Canon Việt Nam: “Tập đoàn Canon Nhật Bản coi kinh Bắc Bắc Ninh là quê hương thứ 2 của mình”.

Kỳ tích của doanh nghiệp FDI

Còn nhớ, năm 1997, khi mới tái lập tỉnh Bắc ninh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là  dự án nhỏ, quy mô vốn thấp, tập trung vào các ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng cao cấp. Riêng công nghiệp điện tử chỉ có 2 dự án của Canon, với vốn đầu tư 130 triệu USD, chiếm 14% tổng số vốn đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Ninh. Thời kỳ này, tỷ suất đầu tư chỉ là 1-2 triệu USD/ha và 3 triệu USD/dự án. Từ khi Luật Đầu tư  và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, năm 2007, Bắc Ninh thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, số lượng và chất lượng các dự án FDI tăng mạnh, tỷ suất đầu tư đạt 13,07 triệu USD/dự án, 9,03 triệu USD/ha. Cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi mạnh, hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn điện tử, viễn thông. Năm 2008, tổng số đầu tư FDI đổ vào Bắc Ninh lên tới 1,3 tỷ USD. Các dự án FDI chủ yếu đầu tư vào các ngành chế tạo.

Xuất khẩu tăng nhanh góp phần tăng tổng kim nghạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Bắc Ninh, giá trị xuất khẩu của FDI tăng mạnh: Năm 2001 mới chỉ là 0,1 triệu USD, chiếm 2,58%; năm 2005 đạt 36,7 triệu USD, năm 2010 đạt 257,3 triệu USD, chiếm 92,6%; năm 2016 đạt 22.642,6 triệu USD, chiếm 99% giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh… Các mặt hàng chủ lực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm các sản phẩm: Hàng dệt may, hàng điện tử, máy tính, linh kiện…, trong đó hàng điện tử chiếm giá trị lớn nhất của các mặt hàng xuất khẩu của Bắc Ninh.

Giai đoạn 2014-2018 có hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Ninh, đứng đầu là Hàn Quốc, chiếm 87,24% tổng vốn đầu tư giai đoạn; tiếp đến là Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Samoa, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc)… Trong giai đoạn này có 40 giấy Chứng nhận Hợp đồng chuyển giao công nghệ được cấp cho 18 doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó 3 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản với công nghệ sản xuất thiết bị văn phòng, ô tô. 14 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc với công nghệ sản xuất thiết bị điện, điện tử như: điện thoại, ti vi, tủ lạnh và các linh kiện điện tử cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia như: FOXCOM, SIMITOMI…

bac-ninh.jpg
Ảnh: BĐT

 

SamSung - Tập đoàn đa quốc gia đầu tư lớn nhất vào Bắc Ninh

Thành công lớn nhất trong chiến lược trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh là thu hút được Tập đoàn SamSung. Đại bản doanh của SamSung đặt tại KCN Yên Phong, nằm ở trung tâm tam giác phát triển phía Bắc với mục tiêu quy hoạch quần thể phát triển kinh tế - xã hội đưa Bắc Ninh  trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Đây là KCN thu hút vốn đầu tư FDI cao nhất Việt Nam. Bình quân 1ha tại đây thu hút được 0,04 tỷ USD vốn đầu tư. Đây là KCN có cơ sở hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực ưu tú, hệ thống nhà ở cho công nhân, nhà trẻ, trường học, bệnh viện…, giúp các nhà đầu tư yên tâm sản xuất.

KCN Yên Phong trở thành điểm đến lý tưởng của Tập đoàn SamSung với số vốn đầu tư trên 10 tỷ USD với 3 dự án lớn tạo thành khu tổ hợp SamSung hiện đại nhất thế giới tại quê hương Quan họ, đẩy nhanh tốc độ phát triển điện tử viễn thông, Bắc Ninh đã trở thành cứ điểm toàn cầu của Tập đoàn SamSung. KCN này tạo việc làm cho 11 nghìn lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng năm hàng ngàn tỷ đồng. Tổ hợp SamSung đã tạo nên hình mẫu lý tưởng đưa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến học hỏi kinh nghiệm và là điểm đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh.

Ngài KohDongjin, Tổng Giám đốc Tập đoàn SamSung, cho biết: “Năm 2008, để tìm ra hướng đi cho dòng điện thoại di động, giữa lúc đứng giữa ngã 3 đường, Sam Sung điện tử đã chọn KCN Yên Phong. Trong vòng 10 năm, chúng tôi đã đoàn kết với người Bắc Ninh thành 1 khối và thực sự chạy đua hết sức mình, biến cánh đồng làng thành cứ điểm sản xuất điện tử hàng dầu thế giới. Kinh Bắc – Bắc Ninh thực sự đã trở thành thung lũng Silicon của Việt Nam và thế giới. Số lượng điện thoại sản xuất ở đây đã đạt mức 1 tỷ chiếc. Nhờ vậy, SamSung đã giữ vững được vị thế số 1 trên thị trường điện thoại toàn cầu. Vùng quê Quan họ này đã trở thành tổ ấm của SamSung.

“Mối tình hữu nghị gắn bó giữa 2 dân tộc, vùng đất đã có bề dày lịch sử từ thế kỷ thứ 12 khi Hoàng tử Lý Long Tường cùng một số thân tộc của Hoàng gia vượt biển sang Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc đánh đuổi ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mối ân tình đó đưa chúng tôi trở lại Kinh Bắc - Bắc Ninh”, Tổng giám đốc KohDongjin nhắc lại.

Tiến vào thế kỷ 21, hơn 1 triệu người dân Kinh Bắc nồng nhiệt đón chào cuộc cách mạng 4.0 với những luồng gió mới  từ Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Bắc Ninh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Với dân trí cao, Bắc Ninh tiếp tục trải thảm đỏ đón tiếp nhiều tập đoàn đa quốc gia có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Bắc Ninh luôn mở rộng cửa đón các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước đang phát triển, các nước G7, đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu cùng các nhà đầu tư đến từ khu vực Mỹ Latinh, châu Phi đến với miền quê hương Quan họ cổ kính, văn hiến, tươi đẹp và hiếu khách.


Nguyễn Đình Xuân - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top