Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 3 năm 2020 | 14:17

Bắc Ninh: Nâng cao thu nhập từ sản xuất tỏi theo hướng VietGAP

Hàng năm, diện tích trồng hành, tỏi của tỉnh Bắc Ninh khoảng 300-400ha, tập trung ở các huyện Lương Tài, Gia Bình.

Đặc biệt, xã An Thịnh (Lương Tài) là địa phương có truyền thống trồng tỏi lâu đời; việc sản xuất tỏi ở đây chủ yếu vẫn theo tập quán, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa đảm bảo kỹ thuật, sản phẩm đầu ra chưa ổn định.

 

toi_bninh.JPG
Mô hình sản xuất tỏi an toàn theo hướng VietGAP tại xã An Thịnh.
 

Sản phẩm an toàn, giá trị cao

Để áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, nhằm tạo ra sản phẩm tỏi an toàn, giá trị cao, thuận lợi cho việc tiêu thụ; vụ đông năm 2019, Chi Cục Trồng trọt và BVTV Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lương Tài triển khai mô hình “Sản xuất tỏi an toàn theo hướng VietGAP” với quy mô 3ha tại thôn An Trụ, xã An Thịnh.

Mô hình sử dụng giống tỏi tía, đây là giống địa phương thường trồng đại trà với điều kiện tự nhiên của vùng, chất lượng tốt, hương vị thơm, cay đậm. Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với Trung tâm DVNN huyện Lương Tài tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thực địa đồng ruộng từ khi triển khai sản xuất đến khi thu hoạch.

Để đảm bảo sản xuất tỏi an toàn theo hướng VietGAP, người dân tham gia mô hình phải thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng; khi sử dụng thuốc phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng nồng độ, liều lượng và đúng kỹ thuật); sử dụng thuốc BVTV khi tỷ lệ bệnh đến ngưỡng phòng trừ; áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Thông qua các buổi tập huấn mô hình, cán bộ kỹ thuật đã tuyên truyền tác hại của bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đối với môi trường và sức khỏe con người.

Toàn bộ hộ tham gia mô hình có ý thức trách nhiệm rất tốt với việc bỏ bao gói thuốc BVTV vào thùng chứa (các thùng chứa được đặt tại các cánh đồng). Căn cứ vào tình hình sâu bệnh trên cây tỏi, các hộ dân tổ chức phòng trừ, cùng với việc sử dụng chế phẩm vi sinh Bio-EM03 tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, hạn chế nấm bệnh, giúp cho cây tỏi tăng sức đề kháng, sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Lợi ích kép

Qua thực hiện mô hình thấy, sản xuất tỏi an toàn theo hướng VietGAP thu được lợi ích kép với nhiều ưu điểm so với sản xuất thông thường như giảm lượng phân bón (10 kg lân supe, 04 kg đạm urê/sào); số lần phun thuốc BVTV ít hơn; năng suất tỏi tươi đạt khoảng 650 kg/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) so với 630 kg/sào ngoài mô hình; giá bán tỏi tươi 17.000 đồng/kg vào thời điểm thu hoạch, trừ chi phí, thu lãi khoảng 6,5 triệu đồng/sào. Tổng mô hình cho thu lãi hơn 500 triệu đồng. Đặc biệt, tỏi được sản xuất an toàn theo hướng VietGAP giúp người dân dễ tiêu thụ hơn, bán được giá cao hơn so với tỏi trồng thông thường.

Mô hình sản xuất tỏi an toàn theo hướng VietGAP phát huy được lợi thế về truyền thống sản xuất tỏi tại địa phương, giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất, an toàn cho người tiêu dùng và hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Đây là một trong những giải pháp góp phần đưa thương hiệu tỏi Lương Tài phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thời gian tới.

 

 

Nguyễn Công Cường
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Long Phú phát huy thế mạnh

    Long Phú phát huy thế mạnh

    Huyện Long Phú là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tăng cả về năng suất lẫn chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

  • Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.

  • Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…

Top